Văn Hóa Phong Tục

Người Pà Thẻn tổ chức lễ hội nhảy lửa ở Hà Nội

Người Pà Thẻn tổ chức lễ hội nhảy lửa ở Hà Nội

Những người Pà Thẻn từ Hà Giang sẽ mang tới Hà Nội lễ hội độc đáo, đặc sắc và hấp dẫn của dân tộc mình. Lễ hội nhảy lửa được trình diễn vào tối mồng 5 Tết Mậu Tý (tức 11/2) tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
   04/02/2008 15:34
Tết Nguyên đán: Những giá trị văn hoá truyền thống và hiện đại

Tết Nguyên đán: Những giá trị văn hoá truyền thống và hiện đại

Nhân gian có câu: “Vui như tết”. Tết nào mà chẳng là những ngày vui. Một năm của người Việt ta có nhiều cái tết: Tết Nguyên đán, Tết Đoan ngọ, Tết Trung thu, Tết Tây (Tết Dương lịch)… Trong những ngày vui ấy, tạm gác lại những âu lo mưu sinh, những bộn bề đời sống, người ta mở lòng ra mà hoan hỉ với vạn vật thiên nhiên, hoà ái và yêu thương nhau hơn, quan tâm đến nhau nhiều hơn.
   04/02/2008 15:31
Vui xuân cùng đồng bào Sán Chỉ

Vui xuân cùng đồng bào Sán Chỉ

Cứ mỗi độ xuân về, đồng bào Sán Chỉ ở vùng cao Đông Bắc lại mở hội vui xuân với các trò chơi dân gian cùng những món ẩm thực truyền thống.
   04/02/2008 15:28
Lễ hội cầu mưa của người S’Tiêng Bù Lơ

Lễ hội cầu mưa của người S’Tiêng Bù Lơ

Hàng năm vào cứ mùa khô, đầu mùa mưa người S'Tiêng Bù Lơ tổ chức làm lễ cầu mưa theo từng bon ( Wăng). Lễ cầu mưa là lễ hội rất quan trọng, do đó công việc chuẩn bị phải chu đáo. Các vị Già làng và chủ làng ấn định thời gian hành lễ, sau đó họp cả bon để phân công công việc cụ thể:
   18/01/2008 10:12
Vài nghi thức cần biết khi uống rượu cần

Vài nghi thức cần biết khi uống rượu cần

Nếu như uống trà trở thành một loại nghệ thuật ẩm thực độc đáo ở các nước châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc... thì rượu cần của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi miền Trung Tây Nguyên cũng có những quy luật riêng, khi thưởng thức được nâng lên thành nghi lễ uống rượu cần của đồng bào miền núi nước ta.
 
   21/12/2007 16:52
Lễ ăn cơm mới với người Kor

Lễ ăn cơm mới với người Kor

Lễ ăn lúa mới, tiếng Kor gọi là xa păng đau, diễn ra vào khoảng cuối tháng tám đầu tháng chín âm lịch hằng năm. Khi lúa trên rẫy đã chín, phụ nữ Kor mang chiếc tró (gùi kín, nhỏ mang ở thắt lưng, trước bụng) lên rẫy suốt lúa. Tuỳ theo số người trong nhà đông hay ít mà người ra suốt 2 hoặc 3 hoen (gùi kín, lớn) lúa trên rẫy.
   14/12/2007 14:15
Xên bản – Nghi lễ truyền thống của đồng bào Thái

Xên bản – Nghi lễ truyền thống của đồng bào Thái

Xên là nghi lễ khá phổ biến của người Thái. Xên thực chất là nghi lễ cúng ma bản, ma nhà cầu cho những thành viên trong gia đình, bản, mường được yên vui, mạnh khỏe; cầu cho mưa thuận, gió hòa, người trong gia đình, trong bản, mường làm ăn thuận lợi.
   14/12/2007 13:47
Hạn khuống của người Thái ở Tây Bắc

Hạn khuống của người Thái ở Tây Bắc

Người Thái ở Tây Bắc có rất nhiều hình thức sinh hoạt văn nghệ trong các dịp cưới xin, mừng nhà mới, mừng cơm mới... Đó là những dịp vui chơi, múa hát, thi trống, thi chiêng nhộn nhịp, đông vui. Tuy nhiên những dịp như thế không thường xuyên, phải một năm hai năm mới có một lần, mà đi kèm là cỗ bàn tốn kém. Còn "Hạn khuống" thì thường xuyên, diễn ra hằng ngày, hằng tuần, nghi thức tổ chức đơn giản thuận tiện, phù hợp với mọi lứa tuổi, nhất là thanh thiếu niên. "Hạn khuống", nơi tụ hội đông vui, thường sinh hoạt vào các buổi tối mùa thu, và mùa đông khô ráo, công việc mùa màng tương đối nhàn rỗi. Đó cũng là mùa có bông, có sợi để cho các thiếu nữ Thái vừa hát đối đáp với bạn trai vừa trổ tài cán bông, kéo sợi, thêu thùa, may vá...
   14/12/2007 13:20
Bảo tồn di sản văn hóa làng Việt cổ

Bảo tồn di sản văn hóa làng Việt cổ

Làng Việt cổ truyền, trong quá khứ và hiện tại, luôn là một cộng đồng về lãnh thổ, kinh tế, văn hóa và là những tế bào sống trong cơ cấu xã hội Việt Nam, nơi lưu giữ và biểu hiện sinh động bản sắc văn hóa Việt Nam. Nghiên cứu những vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội của dân tộc - đất nước Việt Nam trong lịch sử rất cần được bắt đầu từ việc nghiên cứu làng xã.

 

   10/12/2007 08:10
   Hội thi gánh cá - nét đẹp truyền thống của ngư dân vùng biển La Gi (Bình Thuận)

Hội thi gánh cá - nét đẹp truyền thống của ngư dân vùng biển La Gi (Bình Thuận)

Mỗi năm cứ đến rằm tháng 9, những người phụ nữ làng Tam Tân - Tân Tiến- La Gi lại chuẩn bị cho hội thi gánh cá, một hoạt động thể thao mừng lễ hội Dinh Thầy Thím chỉ có duy nhất ở làng này. Những năm tổ chức ở cấp thôn, xã, “đặc sản” này giờ trở thành hội thi không thể thiếu của thị xã La Gi trong lễ hội văn hóa - du lịch Dinh Thầy Thím.
   29/11/2007 08:48
Nhuộm răng - nét văn hoá xưa của người Việt

Nhuộm răng - nét văn hoá xưa của người Việt

Nhuộm răng là tục cổ của dân tộc Việt, có từ thời Hùng Vương cùng với tục ăn trầu đã trở thành nét văn hóa đặc trưng của bộ tộc người Việt để phân biệt với các sắc dân khác ..
   12/11/2007 09:46
Đám cưới người Cà Tu

Đám cưới người Cà Tu

Đám cưới của người Cà Tu nhiều nơi nay đã bỏ đi những tập tục lạc hậu. Mời các bạn tham dự một đám cưới tại thôn Phú Túc, xã Hoà Phú (Hoà Vang - Đà Nẵng).

   06/11/2007 10:00
Lễ hội Chá Chiêng của người Thái ở Mai Châu

Lễ hội Chá Chiêng của người Thái ở Mai Châu

Ðối với lớp trẻ ngày nay Mai Châu (Hòa Bình) là những bản làng du lịch mang tới nhiều điều mới lạ. Với những người giàu kỷ niệm kháng chiến và yêu văn học thì nhớ Quang Dũng "Mai Châu mùa em thơm nếp xôi".

 

   06/11/2007 09:47
Bảo tồn, quảng bá tiếng Thái, chữ Thái là giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Bảo tồn, quảng bá tiếng Thái, chữ Thái là giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Tiếng Thái nằm trong nhóm ngôn ngữ Tày - Thái (Lào - Thái, Choang - Đồng), thuộc họ Austo - Thái (Nam - Thái), được hình thành trong thời kỳ đồ đá mới, cách đây 4,5 ngàn năm về trước. Lâu đời là vậy, song cho mãi tới thế kỷ XI, do nhu cầu ghi chép về chinh chiến và tổ chức di dân tới những miền đất mới xây dựng bản mường, chữ Thái mới hình thành và phát triển.

   06/11/2007 09:43
Dệt thổ cẩm - nét đẹp trong văn hóa dân tộc Thái

Dệt thổ cẩm - nét đẹp trong văn hóa dân tộc Thái

Các dân tộc ở Tây Bắc nói chung và ở Điện Biên nói riêng có rất nhiều ngành nghề thủ công đặc sắc; trong đó dân tộc Thái vùng Tây Bắc nói chung và người Thái ở Điện Biên nói riêng nổi tiếng với nghề dệt thổ cẩm. Cho đến nay, hầu như ai cũng biết đến nghề dệt thổ cẩm độc đáo, tinh tế của dân tộc Thái thông qua những sản phẩm như: Chăn, gối, đệm, khăn piêu...

   06/11/2007 09:41
Đám sênh - nghi thức cầu an của người Cao Lan, Yên Bái

Đám sênh - nghi thức cầu an của người Cao Lan, Yên Bái

Đám sênh hay còn gọi là đám chay, là một nghi thức cầu an khá đặc sắc và độc đáo của đồng bào dân tộc Cao Lan ở Yên Bình (Yên Bái).

   23/10/2007 15:32
Nét văn hoá truyền thống trong làng, bản người Tày

Nét văn hoá truyền thống trong làng, bản người Tày

Đến với Vị Xuyên, du khách không chỉ được thưởng thức những trái cam sành nổi tiếng, nhẩn nha với hương vị tuyệt vời của chè shan tuyết Thượng Sơn, Cao Bồ, đắm mình trong dòng nước khoáng Quảng Ngần, vãn cảnh chùa Sùng Khánh, thăm hang động Tùng Bá, ngắm nhìn những thửa ruộng bậc thang mướt mát quanh năm... mà còn có cơ hội được tìm hiểu vốn văn hoá truyền thống của dân tộc Tày - dân tộc có dân số đông thứ 2 (sau dân tộc Mông) ở Hà Giang.

   23/10/2007 15:30
Người Dáy ở Ma Lé - Hà Giang

Người Dáy ở Ma Lé - Hà Giang

Xóm Ma Lé nằm gần đỉnh Lũng Cú thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Đây là một xóm nhỏ ẩn chứa nhiều điều thú vị. Ma Lé chỉ có gần 20 nóc nhà nhưng tập trung hầu hết những nét đặc trưng văn hóa của người Dáy. Họ sống vui vẻ, ôn hòa cùng với các dân tộc khác: Mông, Lô Lô, Chải, Pu Péo... Trải qua nhiều thế hệ nhưng bản sắc vẫn không bị pha trộn.
   23/10/2007 15:06
Chợ phiên, nét văn hóa đặc trưng vùng cao

Chợ phiên, nét văn hóa đặc trưng vùng cao

Chợ phiên Bắc Hà (Lào Cai) họp vào ngày chủ nhật hằng tuần. Ðây là nơi giao lưu, trao đổi, mua bán hàng hóa của đồng bào 14 dân tộc anh em sống ở 21 xã, thị trấn Bắc Hà và các huyện lân cận.

   16/10/2007 11:38
Trang phục phụ nữ Tây Bắc

Trang phục phụ nữ Tây Bắc

Khi đàn chim én bay về đón làn gió ấm mùa xuân. Khi hoa đào, hoa mận nở bừng trong các thung lũng, bản làng, cũng là thời điểm các cô gái vùng cao mặc những bộ váy áo với trang sức thật đẹp, rộn rã cùng nhau đến những phiên chợ Tết để mua sắm và gặp gỡ.

   16/10/2007 11:36