Tục nạp cheo trong ngày cưới

Trong nghi thức cưới của người Việt xưa, nạp cheo là thủ tục không thể thiếu trong bất kỳ hôn lễ nào. Nếu thiếu nghi thức này sẽ không được xem là cuộc hôn nhân chính thức.

  09/03/2007 17:14

Tiền cheo là khoản tiền nhà trai dùng để nạp cho làng xã bên nhà gái, được manh nha từ một tục có tên gọi “lan nhai”, xem như một thủ tục hành chính nhằm công nhận cuộc hôn nhân của những đôi nam nữ khi đến tuổi trưởng thành. Vì vậy, chúng ta thường nghe câu:
“Nuôi lợn thì phải vớt bèo
Lấy vợ thì phải nộp cheo cho làng”
Hay: “Cưới vợ không cheo như tiền gieo xuống suối”.


Trở lại xuất xứ của tục nạp cheo, có lẽ bắt nguồn từ tục “lan nhai” hay còn gọi là tục chăng (giăng) dây. Theo tục này, khi tổ chức lễ cưới, mọi người trong làng sẽ tuần tự chúc tụng cho sự hạnh phúc và may mắn sẽ đến với đôi tân hôn. Để đáp lễ, gia đình hai họ và đôi tân hôn sẽ mời mọi người ăn cau - trầu, tặng quà và một ít tiền (tượng trưng) nhằm thể hiện lòng thành đối với làng. Tuy nhiên, càng về sau, tục lan nhai càng biến tướng theo chiều hướng xấu, người ta giăng dây dọc đường hoặc trước cổng để đòi tiền. Từ đó, tục này đã bị triều đình cấm và dần được chuyển sang một hình thức khác tích cực hơn, đó chính là tục nộp cheo.
“Ông xã đánh trống thình thình
Quan viên mũ áo ra đình ăn cheo”.
Tục nạp cheo đã trở thành một phần của văn hóa làng, vì vậy không ít thơ ca đã nói đến việc này, như một cách ví von cho một lời hứa hẹn hôn nhân đầy tốt đẹp.
“Giúp em quan tám tiền cheo
Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau”.
Nếu như số tiền “mãi lộ” trong tục “lan nhai” thuộc về cá nhân những người tham dự tục “giăng dây”, thì khoản tiền cheo trong giai đoạn sau được những chức sắc trong làng xã sử dụng vào những việc công ích như đào giếng, đắp đường, lát gạch, xây cổng làng… nhưng đôi khi số tiền trên cũng bị các hương chức tham nhũng, trục lợi. Vì vậy, tục này dần dần cũng đã đi vào quên lãng và mất hẳn.
Tuy không còn tồn tại, nhưng tục nộp cheo vẫn là một dấu ấn văn hóa khá đẹp, với ý nghĩa nguyên thủy của nó như một sự chúc phúc, sự đáp tạ, là hình thức gắn kết cho những cuộc hôn nhân (trước khi có những qui định pháp luật liên quan), và những mối quan hệ có tính hỗ tương trong cộng đồng làng xã.
Bản tin số 12 / 2006

Chủ đề:
Tag:
loading
Các tin khác

Lợi ích từ việc đầu tư định cư tại nước ngoài

Hiện nay, rất nhiều doanh nhân hay người Việt Nam có điều kiện đã tìm kiếm cơ hội đầu tư tại nước ng ...

  19/06/2020 16:31

'Đánh rơi' yêu thương ở miền cao Y Tý

Ở miền cao Y Tý, mây quấn núi, núi ấp ôm mây… đẹp như một giấc mơ mà ai cũng muốn một lần “chạm” đến ...

  04/06/2020 17:31

Khám phá Măng Đen - 'Đà Lạt thứ 2' ở Tây Nguyên

Tây Nguyên - vùng đất đầy nắng và gió với thảo nguyên bạt ngàn, dãy đồi trập trùng vô tận, vườn trà, ...

  04/06/2020 17:03

Chương trình liên kết hành động phục hồi, phát triển du lịch 3 địa phương: Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam

Nhằm tăng cường liên kết, hợp tác giữa các tỉnh, thành tại khu vực miền Trung, phát huy thế mạnh du ...

  30/05/2020 18:23

Những trải nghiệm mới khi du lịch Đài Loan

Kết hợp giữa cảnh quang thiên nhiên tươi đẹp cùng ẩm thực đa dạng, phong phú, thời gian gần đây, Đài ...

  29/05/2020 17:47

Nét đẹp văn hóa Hoàng Su Phì

Ngoài Đồng Văn, Hà Giang còn có Hoàng Su Phì thơm ngọt mùa lúa và ẩn chứa kho tàng văn hóa đặc sắc. ...

  27/05/2020 20:03
pin