Sợi bhơnương

Từ xa xưa, các dân tộc ở vùng Trường Sơn - Tây nguyên đã biết khai thác nhiều loại vỏ cây để làm quần áo mặc. Họ còn biết lấy lớp vỏ lụa của một số loại vỏ cây trong rừng để xe thành sợi.

  01/10/2007 08:43

Lụa của cây chẳng những dùng để xe chỉ dệt quần áo mà còn sử dụng vào nhiều việc khác như làm chăn, chiếu, lưới, dây câu cá, vợt xúc cá, chỉ khâu. Trong các loại cây được đồng bào Cơtu, Tà Ôi, Bru - Vân Kiều... khai thác lấy “lụa” thì cây bhơnương là loại cây giúp ích cho cuộc sống, mưu sinh của họ khá đắc lực.

Lúc đầu, người miền núi thường lấy nguyên miếng vỏ cây để làm quần áo che thân. Nhưng vỏ cây sau khi được gia công, chúng vẫn thô cứng, rất khó sử dụng nên đồng bào nghĩ ra cách lấy vỏ cây làm sợi để dệt nên tấm vải vỏ cây làm áo mặc. Người ta chặt những thân cây thành từng khúc, lột vỏ mang về luộc thật chín, gọt sạch lớp vỏ bên ngoài, chỉ để lại lớp vỏ lụa, mang giặt vỏ lụa thật sạch và đập cho thật mềm rồi phơi khô. Sau đó, người ta xé vỏ lụa ra từng sợi nhỏ, xe lại cho săn rồi nối chúng lại thành sợi như sợi chỉ. Họ đưa chỉ vỏ cây vào khung để dệt thành tấm áo vỏ cây. Việc xe sợi vỏ cây để dệt nên váy, áo là việc làm khá phổ biến của nhiều dân tộc, trong đó có dân tộc Cơtu. Trải qua thời gian tìm kiếm nguyên liệu để làm quần áo, người ta đã phát hiện ra bhơnương có công dụng của một loại cây giống như cây lá gai dùng làm bánh ít ở miền xuôi.  
 
Cây bhơnương mọc hoang dã hoặc trồng trên nương rẫy. Cây có thân nhỏ, dẻo, cao khoảng 1-1,5m, đường kính khoảng 0,5cm. Thân cây được chia làm ba lớp: lớp ngoài cùng là lớp vỏ bọc màu xám, lớp thứ hai là lớp dùng để sử dụng gồm những sợi nhỏ, lớp thứ ba là lõi cây. Cây bhơnương được trồng chủ yếu vào tháng 3, đến tháng 7 thì thu hoạch. Cây được trồng thành từng bụi, mỗi bụi có khoảng 100 cây, nếu được chăm sóc tốt cây có thể duy trì suốt cả thời gian dài, vì bhơnương sau khi chặt lấy cây già để sử dụng thì cây non tiếp tục nứt lên xanh tươi, rậm rịt.
 
Người Cơtu chặt cây bhơnương từ trên rẫy về, phụ nữ lấy dao bóc lớp vỏ cây và cạo bỏ đi lớp ngoài, chỉ lấy lớp vỏ lụa để lấy sợi. Sợi của cây bhơnương được đem phơi khô, rồi quấn thành bó để dành dùng dần... Cây bhơnương là một bằng chứng sống về tập quán sử dụng sợi vỏ cây để dệt nên những bộ trang phục của nhiều tộc người. Mãi đến khi đồng bào biết đến trồng bông hoặc khai thác bông tự nhiên để dệt vải thì họ vẫn còn dùng đến sợi vỏ cây phối hợp với sợi bông vải để dệt nên các tấm thổ cẩm. Ngày nay, tuy không có ai lấy sợi bhơnương dệt vải nhưng thứ dây to mỏng mảnh này vẫn mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống: đồng bào lấy sợi cây bhơnương để đan vợt xúc cá, làm cước câu cá chình, đan võng..
(Nguồn Báo Quảng Nam)
Chủ đề:
Tag:
loading
Các tin khác

Lợi ích từ việc đầu tư định cư tại nước ngoài

Hiện nay, rất nhiều doanh nhân hay người Việt Nam có điều kiện đã tìm kiếm cơ hội đầu tư tại nước ng ...

  19/06/2020 16:31

'Đánh rơi' yêu thương ở miền cao Y Tý

Ở miền cao Y Tý, mây quấn núi, núi ấp ôm mây… đẹp như một giấc mơ mà ai cũng muốn một lần “chạm” đến ...

  04/06/2020 17:31

Khám phá Măng Đen - 'Đà Lạt thứ 2' ở Tây Nguyên

Tây Nguyên - vùng đất đầy nắng và gió với thảo nguyên bạt ngàn, dãy đồi trập trùng vô tận, vườn trà, ...

  04/06/2020 17:03

Chương trình liên kết hành động phục hồi, phát triển du lịch 3 địa phương: Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam

Nhằm tăng cường liên kết, hợp tác giữa các tỉnh, thành tại khu vực miền Trung, phát huy thế mạnh du ...

  30/05/2020 18:23

Những trải nghiệm mới khi du lịch Đài Loan

Kết hợp giữa cảnh quang thiên nhiên tươi đẹp cùng ẩm thực đa dạng, phong phú, thời gian gần đây, Đài ...

  29/05/2020 17:47

Nét đẹp văn hóa Hoàng Su Phì

Ngoài Đồng Văn, Hà Giang còn có Hoàng Su Phì thơm ngọt mùa lúa và ẩn chứa kho tàng văn hóa đặc sắc. ...

  27/05/2020 20:03
pin