Đón Tết Việt trên đất Mỹ
Đối với người Việt xa quê, Tết Nguyên Đán không chỉ là một lễ hội thông thường, mà còn là một dịp đặc biệt để các thế hệ trong gia đình sum vầy, cùng hướng về nguồn cội Việt.
Nhà tôi không có thói quen chưng hoa, nhưng cứ Tết đến là mẹ tôi lại tới Phước Lộc Thọ để mua dăm cây hoa đỏ, vàng và đôi câu đối để cầu mong may mắn trong năm mới, cũng là một cách để giữ gìn truyền thống Việt trên đất Mỹ.
Dĩ nhiên, Tết hải ngoại thì không thể rườm rà như tại quê nhà, nên các tập tục như cúng ông Táo, nấu bánh chưng, cúng giao thừa… nhà tôi cũng không thể theo hết. Thế nhưng buổi cơm tất niên sum họp cả gia đình thì năm nào cũng có. Mẹ tôi trổ tài nấu các món ăn thuần Việt như thịt kho trứng, dưa món, hến xúc bánh đa... Tôi cũng góp phần với món cuốn chả giò học lỏm từ mẹ. Vào những ngày cuối tuần, các nhà hàng Việt tại Cali hầu như chật kín chỗ, bởi các hội đồng hương, thân hữu, gia tộc… đều tổ chức họp mặt cuối năm.
Thú vị nhất là hội chợ Tết diễn ra tại công viên Garden Grove (cũng thuộc khu Little Saigon). Khách tham quan hội chợ sẽ có dịp thưởng thức các món ăn Việt, mua quà Tết, tham gia các trò chơi, xem trình diễn tạp kỹ, võ thuật, múa lân sư rồng… Rất nhiều ca sĩ nổi tiếng ở hải ngoại được mời đến để biểu diễn trong dịp này. Ngoài ra còn có một cuộc diễu hành lớn dọc theo đại lộ Bolsa nữa. Không khí rộn ràng không khác gì hội hoa xuân ở công viên Tao Đàn hay đường hoa Nguyễn Huệ, đâu đâu cũng tràn ngập sắc đỏ của đèn lồng, câu đối, cờ hoa…
Tại đây, những tà áo dài Việt đầy kiêu hãnh tung bay phấp phới trên đất Mỹ, những thế hệ người Việt, già trẻ lớn bé, cùng hát lại những bài hát Xuân đã từ lâu ghi vào tâm trí của người Việt Nam, dù ở bất cứ nơi đâu trên thế giới. Các gia đình Việt thường có thói quen dẫn con cháu đến đây để “dạy các cháu biết về ngày Tết truyền thống quê nhà”.
Đến chùa vui Tết…
Bên cạnh những thương xá của người Việt, thì nơi bạn có thể cảm nhận không khí Tết trên đất Mỹ rõ ràng nhất chính là ở… chùa. Thật vậy, từ 30 Âm lịch trở đi, các hoạt động ngày Tết của người Việt ở đây chuyển hẳn về các ngôi chùa.
Người Việt hải ngoại đi chùa không hẳn chỉ là để lễ Phật cầu may, mà còn để gặp gỡ bạn bè, thân hữu, để được ở trong cộng đồng Việt, nói tiếng nói Việt. Chính vì thế, họ thường nán lại ở chùa cả ngày, dùng cơm trưa, xem văn nghệ, hàn huyên tâm sự cùng nhau. Các giáo dân Thiên Chúa Giáo, sau khi xong lễ nhà thờ cũng thường đến chùa để vui Tết.
Nhiều nhà còn đem theo cả bạt picnic để trải trong vườn chùa, ngồi cười nói miên man bất tận. Thậm chí nhiều người đã ra khỏi chùa rồi, về nhà thấy buồn quá lại quay ngược trở lại hưởng cho kỳ hết không khí Tết.
Thay lời kết…
Gợi ý 11+ những điểm du xuân ở Hà Nội, miền Bắc Việt Nam
Khác biệt món Tết 3 miền
Lợi ích từ việc đầu tư định cư tại nước ngoài
Hiện nay, rất nhiều doanh nhân hay người Việt Nam có điều kiện đã tìm kiếm cơ hội đầu tư tại nước ng ...
'Đánh rơi' yêu thương ở miền cao Y Tý
Ở miền cao Y Tý, mây quấn núi, núi ấp ôm mây… đẹp như một giấc mơ mà ai cũng muốn một lần “chạm” đến ...
Khám phá Măng Đen - 'Đà Lạt thứ 2' ở Tây Nguyên
Tây Nguyên - vùng đất đầy nắng và gió với thảo nguyên bạt ngàn, dãy đồi trập trùng vô tận, vườn trà, ...
Chương trình liên kết hành động phục hồi, phát triển du lịch 3 địa phương: Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam
Nhằm tăng cường liên kết, hợp tác giữa các tỉnh, thành tại khu vực miền Trung, phát huy thế mạnh du ...
Những trải nghiệm mới khi du lịch Đài Loan
Kết hợp giữa cảnh quang thiên nhiên tươi đẹp cùng ẩm thực đa dạng, phong phú, thời gian gần đây, Đài ...
Nét đẹp văn hóa Hoàng Su Phì
Ngoài Đồng Văn, Hà Giang còn có Hoàng Su Phì thơm ngọt mùa lúa và ẩn chứa kho tàng văn hóa đặc sắc. ...