Đàn xã tắc và dấu ấn văn hóa nông nghiệp ở Huế

Từng là kinh đô của nước ta trong suốt những năm thời nhà Nguyễn, kinh thành Huế còn lại biết bao dấu tích về văn hóa một thời. Trong đó, Đàn Xã tắc tuy chỉ còn là phế tích, nhưng mang những ý nghĩa nhất định về nền văn hóa nông nghiệp ngày đó.
Theo tác giả Đào Duy Anh trong quyển Từ Điển Hán Việt, “Xã tắc” có nghĩa là “Thuở xưa dựng nước <…>.

  09/03/2007 17:09

Dân cần có đất ở nên lập nền xã để tế thần hậu thổ, dân cần có lúa ăn, nên lập nền tắc để tế thần nông. Mất nước thì mất xã tắc, nên xã tắc cũng có nghĩa là quốc gia”. Chính vì sự quan trọng ấy, vào năm Gia Long thứ 5 (tức năm 1806) đàn Xã tắc đã được dựng lên bên trong Kinh thành Huế (trước đây thuộc xã Hữu Niên, sau là phường Ngưng Tích), thuộc địa phận phường Thuận Hòa (thành phố Huế ngày nay) để tiến hành các nghi lễ cầu thần đất và lúa giúp mùa màng tốt tươi, quốc thái dân an.
Để xây dựng đàn này, tất cả các thành, dinh, trấn trong toàn quốc đều phải đóng góp đất sạch để đắp đàn. Đàn Xã Tắc được đắp lộ thiên, gồm hai tầng, theo bình đồ hình vuông, mặt hướng về hướng bắc. Tầng trên cao 1,6m, cạnh dài 28m, mặt nền được tô ngũ sắc (ứng với ngũ hành), ở giữa là màu vàng (trung ương), phía đông màu xanh, phía tây màu trắng, phía nam màu đỏ và phía bắc màu đen. Trên nền có đặt 32 bệ đá. Tầng dưới cao 1,2m, cạnh dài 70m, mặt nền phía trước lát gạch. Cả tầng trên và tầng dưới đều có lan can gạch cao 1m chạy xung quanh, chính giữa bốn mặt được xây một hệ thống bậc cấp lên xuống. Mỗi khi tế đàn Xã Tắc, lan can tầng trên được quét màu vàng, lan can tầng dưới được quét màu đỏ. Khi ấy, tầng trên đặt án thờ thần Đại Xã và Đại Tắc ở chính giữa. Đàn thờ thần Hậu Thổ, Càn Long thị và Hậu Tắc thị phối ở hai bên.
Lễ tế ở đàn Xã Tắc được tổ chức mỗi năm hai lần vào ngày Mậu của tháng trọng Xuân và tháng trọng Thu (tức tháng hai và tháng tám âm lịch). Vào thời Nguyễn, Lễ tế Xã Tắc được xếp vào hàng Đại tự. Cứ mỗi 3 năm, đích thân vua phải tham gia làm chủ tế còn lại phải cử đại thần cử hành lễ tế. Ngũ tự nhạc là nhạc lễ được sử dụng trong lễ tế này.
Trải qua thời gian và những biến động của lịch sử, đàn tế Xã Tắc ngày nay hầu như đã bị hủy hoại hoàn toàn, dấu tích còn lại chỉ là tấm bia đá, trên có ghi 4 chữ “Thái Xã Chi Thần”, ngoài ra còn có tấm bình phong ở mặt nam, một hồ nước có vai trò “minh đường” ở mặt bắc và câu ca dao đã in sâu trong lòng mỗi người dân Huế:
“Văn Thánh trồng thông,
Võ Thánh trồng bàng,
Ngó vô Xã Tắc hai hàng mù u”.
Bản tin số 10 / 2006

Chủ đề:
Tag:
loading
Các tin khác

Lợi ích từ việc đầu tư định cư tại nước ngoài

Hiện nay, rất nhiều doanh nhân hay người Việt Nam có điều kiện đã tìm kiếm cơ hội đầu tư tại nước ng ...

  19/06/2020 16:31

'Đánh rơi' yêu thương ở miền cao Y Tý

Ở miền cao Y Tý, mây quấn núi, núi ấp ôm mây… đẹp như một giấc mơ mà ai cũng muốn một lần “chạm” đến ...

  04/06/2020 17:31

Khám phá Măng Đen - 'Đà Lạt thứ 2' ở Tây Nguyên

Tây Nguyên - vùng đất đầy nắng và gió với thảo nguyên bạt ngàn, dãy đồi trập trùng vô tận, vườn trà, ...

  04/06/2020 17:03

Chương trình liên kết hành động phục hồi, phát triển du lịch 3 địa phương: Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam

Nhằm tăng cường liên kết, hợp tác giữa các tỉnh, thành tại khu vực miền Trung, phát huy thế mạnh du ...

  30/05/2020 18:23

Những trải nghiệm mới khi du lịch Đài Loan

Kết hợp giữa cảnh quang thiên nhiên tươi đẹp cùng ẩm thực đa dạng, phong phú, thời gian gần đây, Đài ...

  29/05/2020 17:47

Nét đẹp văn hóa Hoàng Su Phì

Ngoài Đồng Văn, Hà Giang còn có Hoàng Su Phì thơm ngọt mùa lúa và ẩn chứa kho tàng văn hóa đặc sắc. ...

  27/05/2020 20:03
pin