Những phong tục đẹp ngày Tết

Người Việt là một trong những dân tộc ở Đông Nam Á giữ được rất nhiều phong tục, nét văn hóa cổ truyền đặc biệt trong dịp Tết Nguyên Đán.

  13/12/2016
 

Chợ Tết

Theo thói quen, người đi chợ sắm Tết thường mua rất nhiều đồ. Người Việt Nam thường quan niệm, ngày Tết đầu năm mới nên cần dự trữ đồ trong nhà để không lúc nào thiếu đồ ăn vì vậy mọi người thường mua sắm cũng nhiều hơn ngày thường. Mọi người cũng đi chợ Hoa để chọn những cành đào đẹp, những bông hoa tươi để trang trí trong nhà ngày Tết. Người người đi chợ sắm tết tạo nên không khí ngày tết ấm cúng, sôi nổi.

Trang trí, sửa soạn nhà cửa ngày Tết

Với quan niệm “Tống cựu nghênh tân”, người Việt ta có thói quen dọn dẹp sạch sẽ trong nhà ngoài ngõ, vứt bỏ những thứ rác rưởi, hoặc đồ cũ không dùng tới, để dành chỗ đón cái mới, quần áo mới, vật dụng mới… Trong nhà đặt các lọ hoa với đủ màu sắc tươi mới như cúc vàng, hoa đào, hoa mai… hoặc những cây quất với những trái quất vàng ươm làm rực một góc không gian.

Phong tục cúng ông Công ông Táo

Theo dân gian, ông Táo là người canh giữ bếp và nắm mọi hoạt động trong nhà. Ngày 23 tháng chạp là ngày ông Táo về trời để báo cáo hoạt động một năm qua của gia chủ với Ngọc Hoàng. Cứ vào ngày này, nhà nào cũng thu dọn nhà cửa, bếp sạch sẽ rồi làm lễ cũng tiễn ông Táo lên trời, nhờ ông báo cáo những điều tốt đẹp để một năm mới bình anh và may mắn. Theo lệ, lễ cũng ông Táo được đặt trong bếp và phải có cá chép vì các cụ quan niệm rằng ông Táo cưỡi cá chếp để lên trời.

Gói bánh chưng, bánh tét

Phong tục gói bánh chưng, bánh tết là để nhớ về cội nguồn cũng như cầu mong cho năm mới mọi thứ sinh sôi nảy nở (như hạt nếp), no đủ, mọi sự thành công, vuông tròn, tốt đẹp. Ở miền Bắc, mọi người thường gói bánh chưng còn miền Nam thường gói bánh tét.
Công việc gói bánh trải qua nhiều công đoạn như rửa lá, lau lá, vo gạo, ngâm gạo, nấu đậu, ướp thịt… rồi cùng nhau ngồi trong nồi bánh, sum họp đầm ấm. Ngày nay, do cuộc sống bận rộn, các dịch vụ thương mại phát triển, phong tục này đang mất dần đi mà thay vào đó là mua ở ngoài hàng hoặc được biếu để dùng.

Đón giao thừa

Theo dân gian, nguồn gốc của phong tục này là để tạ ơn Trời Đất. Hầu như nhà nào cũng có một mâm cỗ cúng Giao thừ với: một con gà luộc để nguyên không chặt, trái cây, mứt, bánh kẹo, giấy tiền vàng mã và nhang (hương). Khi thời khắc Giao thừa đến thì đặt mâm cúng ở trước sân, đối diện giữa cửa chính, người chủ gia đình sẽ thắp nhang lạy trời đất và cầu xin mọi điều tốt lành cho gia đình mình.
Từ đêm giao thừa, người lớn tuổi trong nhà đã nhắc nhở anh em, con cháu không được cãi nhau, gây bất hòa, trẻ nhỏ không nghịch phá, đánh nhau, mọi người tránh nói những điều gở, tránh nói tục chửi bậy, gặp nhau tay bắt mặt mừng, nói cười vui vẻ, hòa nhã, mong năm mới sẽ được tốt đẹp. Phong tục này là một thói quen tốt, vẫn được duy trì dù ở thôn quê hay thành phố.

Chúc Tết, mừng tuổi

Chúc Tết hay mừng tuổi là những phong tục từ lâu đời để mong muốn những điều tốt lành nhất sẽ đến với mọi người trong gia đình. Thường thì người ta chúc nhau sức khỏe, tiền tài, chúc làm ăn phát tài, hạnh phúc và thành công… Trẻ nhỏ cũng được dạy để chúc những lời hay đến ông bà, cha mẹ, anh chị và người thân quen.
Đi kèm với chúc Tết là phong tục mừng tuổi. Người lớn sẽ mừng tuổi trẻ con một ít tiền nhỏ để trong một phong bao lì xì cho các bé. Món tiền chỉ là tượng trưng, không nặng về vật chất, miễn sao đồng tiền mới, phẳng phiu, không dùng tiền cũ nát…
Tuy nhiên, ngày nay, phong tục này đã mất đi phần nào giá trị bởi chịu ảnh hưởng của “thương mại hóa”. Người ta đã tạo ra một thói quen đòi tiền mừng tuổi giá trí lớn hay trở thành một việc trao đổi khi tặng món tiền giá trị lớn cho trẻ em nhằm “lấy lòng” cha mẹ chúng.

Đi lễ đầu năm

Dịp Tết là dịp để mọi người cùng nhau đi trẩy hội, đi lễ đầu xuân để cầu mong cho cả gia đình năm mới được mạnh khỏe, bình an, công việc suôn sẻ, may mắn, phát đạt và tràn đầy hạnh phúc. Đi lễ đầu xuân đã trở thành hơi thở của cuộc sống, là thói quen, nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam.
Khi những phong tục tập quán truyền thống phần nào đã thay đổi, mai một đi ít nhiều do cuộc sống hiện đại hối hả “cuốn” chúng ta đi thì chỉ có những dịp Tết đến xuân về, chúng ta mới có cơ hội duy trì những phong tục đẹp từ xa xưa. Hãy dành chút thời gian để dọn nhà cửa, sắm Tết, đi chợ hoa hay tảo mộ cùng gia đình, bạn sẽ cảm nhận được không khi Tết không phải đến từ không gian bên ngoài, mà từ trong mỗi chúng ta.
Theo Thảo Nguyễn (Wiki Travel)
Các tin khác

Về Côn Đảo trải nghiệm hoạt động thả rùa về biển thú vị

Mỗi khi nhắc đến Côn Đảo, bạn sẽ nhớ đến điều gì? Là biển xanh, cát trắng, nắng vàng, các di tích lị ...

  03/04/2024

Khám phá ẩm thực miền Trung: Thưởng thức món ăn bình dị ở Huế - Đà Nẵng - Hội An

Miền Trung Việt Nam không chỉ nổi tiếng với cảnh đẹp non nước hữu tình mà còn thu hút du khách bởi n ...

  02/04/2024

Khám phá đền Na Tra, điểm đến tâm linh lạ mà quen ở Thái Lan

Du lịch Thái Lan đã nhiều lần bạn được nghe đến đền thờ Phật Bốn Mặt (Erawan Shrine), chùa Phật Ngọc ...

  02/04/2024

Gợi ý 10 địa điểm du lịch Hè trong nước được dự đoán sẽ HOT trong năm 2024

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để hội bạn thân, gia đình hay du lịch tự túc để khám phá những điểm đến ...

  01/04/2024

Một bước chạm đến thiên đường du lịch biển Maldives

Maldives, quốc đảo xinh đẹp nằm ở Ấn Độ Dương, được mệnh danh là thiên đường du lịch biển. Đặt chân ...

  29/03/2024

Busan - Điểm đến lý tưởng để ngắm hoa cải dầu và thưởng thức hải sản

Busan, thành phố cảng sôi động thứ hai Hàn Quốc, chào đón mùa xuân với sắc vàng rực rỡ của những cán ...

  25/03/2024
pin