Việt Nam: Đẩy mạnh xúc tiến du lịch trong thời khủng hoảng

Nhiều chuyên gia nhận định, thời điểm này là cơ hội tốt nhất để Việt Nam hút khách du lịch về mình. Tuy nhiên tình hình thực tế để làm được điều đó không đơn giản, bởi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế khiến việc chi tiêu của người dân các nước vẫn dè xẻn, trong khi đó đây lại là chất xúc tác chính của ngành du lịch.

  08/07/2009 10:30

Miễn thị thực
Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế, 2009 là năm có doanh thu tồi tệ nhất trong vòng 50 năm qua đối với ngành này. Với các hãng hàng không châu Á, trong đó có Singapore Airlines, Cathay Pacific và Vietnam Airlines, cũng được dự báo tổng mức lỗ khoảng 1,7 tỷ USD trong năm 2009.
Các chuyến bay quốc tế đến Việt Nam cũng sụt giảm đáng kể do cầu giảm mạnh, trong đó 4 tháng đầu năm nay giảm 17,8% so với cùng kỳ năm 2008. Lượng khách du lịch cũng giảm 20% so với năm trước, trong khi số lượng khách kinh doanh có mức giảm lớn nhất là 28%.
Đứng trước những khó khăn trên, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ ngành liên quan đã phê chuẩn Chương trình miễn phí thị thực cho mọi du khách đặt chỗ thông qua một nhà cung cấp dịch vụ thuộc khuôn khổ chiến dịch “Ấn tượng Việt Nam” nhằm kéo lại số lượng khách đã giảm sút trong thời gian từ đầu năm đến nay.
Theo ông Trần Chiến Thắng, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ngoài người mang hộ chiếu ASEAN được miễn thị thực có giá trị 30 ngày, hiện người mang hộ chiếu đến từ Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển, Nhật Bản, Hàn Quốc và Nga cũng được phép nhập cảnh trong thời gian dưới 15 ngày mà không cần visa.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang đề xuất áp dụng chế độ thị thực đặc biệt tương tự đối với các nước không chỉ có cam kết lâu dài với Việt Nam mà còn có vai trò trong tăng trưởng kinh tế. Các nước và vùng lãnh thổ này gồm Hongkong, Đài Loan, Australia, Pháp, Canada và có thể là Mỹ với mục tiêu không chỉ nhằm thu hút nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí mà còn tăng tiềm năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
Theo các chuyên gia kinh tế, mục tiêu thực sự của chương trình này là hấp dẫn khách kinh doanh nước ngoài trong khu vực đến đột xuất và giảm nhẹ gánh nặng hậu cần cho các hãng lữ hành và du lịch trong nước để tập trung tổ chức các đoàn khách du lịch lợi nhuận cao đến từ các nước lân cận.
Để làm được việt này, theo ông Baron R. Ah Moo, thành viên Ban Thư ký Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam, trước hết phải có chính sách minh bạch, nhất quán về cấp thị thực tại chỗ, trong đó cần giải thích quy trình, có biểu phí cố định và thực thi đầy đủ các chính sách liên quan đến quy chế này.
“Quá trình này còn là cơ hội tăng nguồn thu mà cơ chế cấp Visa hiện nay chưa tính đến. Chỉ cần một khoản đầu tư nhỏ và cơ cấu lại chút ít biểu phí hiện hành, chương trình này có thể tạo ra một khoản thu bổ sung khoảng 370 triệu USD, cộng thêm 37 triệu USD doanh thu từ thuế VAT cho Việt Nam hàng năm”, ông Baron R. Ah Moo nói.

Thay đổi cách tiếp cận

Theo ông Frederick Burke, Đại diện Phòng Thương mại Mỹ tại Việt Nam, ngân sách dành cho quảng bá và tiếp thị du lịch của Việt Nam hiện quá ít so với nhiều nước trong khối ASEAN. Tổng chi phí này mới vào khoảng 2 triệu USD.
Tuy nhiên, ông Huỳnh Vĩnh Ái, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, hiện nay ngoài ngân sách 2 triệu USD/năm dành cho tiếp thị và quảng bá du lịch, còn có sự “đóng góp” từ Tổng Cục Du lịch Việt Nam. Ngoài ra, Bộ cũng có chủ trương mở rộng chiến dịch truyền thông, quảng bá, vận động, bình chọn di sản văn hóa từ nay đến hết năm 2009.
Ông Frederick Burke cho biết thêm, khía cạnh quan trọng nhất đối với thành công trong ngắn hạn và có thể nhìn thấy được của ngành du lịch là chiến lược quảng bá và tiếp thị hình ảnh Việt Nam như một điểm đến không chỉ cho nghỉ dưỡng mà còn cả đầu tư, kinh doanh bền vững.
Chính vì điều này, Tổng Cục Du lịch Việt Nam đã lên kế hoạch cải tổ và tái cấu trúc toàn diện các Vụ quảng bá, Tiếp thị và Hợp tác của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Kế hoạch này sẽ được đệ trình lên bàn nghị sự của Quốc hội vào tháng 9 tới đây.
Tuy nhiên, ông Frederick Burke cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, ngành du lịch nên sớm thành lập một văn phòng hoặc cơ quan hội nghị - du khách Việt Nam nhằm chủ trì chương trình tiếp thị điểm đến Việt Nam. “Cơ quan này là sự hợp tác giữa Nhà nước và tư nhân với nguồn vốn hoạt động bằng cả ngân sách và đóng góp của các doanh nghiệp thành viên. Như vậy, cơ quan này mới có thể hoạt động hiệu quả nhất cho lợi ích của toàn ngành du lịch Việt Nam”, ông Frederick Burke nói.
Ông Burke cho rằng, Việt Nam có cơ hội trở thành một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất trên thế giới với những tiềm năng vốn có, đặc biệt là trước tình hình các đối thủ về du lịch của Việt Nam đang suy yếu.

(Nguồn: TTXVN)


Chủ đề:
Tag:
loading
Các tin khác

Cùng Vietravel săn tour giá tốt giảm đến 20 triệu đồng tại Ngày hội Du lịch TP.HCM 2024

Đồng hành cùng sự kiện Ngày hội Du lịch TP.HCM 2024 trong khoảng thời gian từ 4/4 - 7/4/2024 tại Khu ...

  29/03/2024 16:18

Gần 200 du khách khởi hành đến Takamatsu trên chuyến bay thuê bao nguyên chuyến đầu tiên của Vietravel & Vietravel Airlines

Vào ngày 17/03/2024, Công ty Du lịch Vietravel và Hãng hàng không Vietravel Airlines đã tổ chức chuy ...

  17/03/2024 14:02

Giải pháp để ngành du lịch tạo đột phá

Theo các doanh nghiệp du lịch, số lượng du khách tại Việt Nam tăng mạnh nhưng khách đi tour không tă ...

  15/03/2024 10:34

Thử tài “bắt hoa bay” cùng Vietravel: Chơi minigame là có quà

Hành trình khám phá mùa hoa Thế giới 2024 của Vietravel đã bắt đầu rôm rả kể từ sau Tết Nguyên đán. ...

  08/03/2024 16:57

Vietravel vinh dự nhận được các giải thưởng lớn tại World Mice Awards 2023

Vào tối ngày 06/03/2024, Lễ trao giải World MICE Awards 2023 đã được tổ chức đồng thời với Hội chợ I ...

  07/03/2024 16:52

Tưng bừng khám phá “Ngày hội Hoa Anh Đào Nhật Bản 2024” cùng Vietravel

Mùa xuân Nhật Bản chưa bao giờ thôi quyến rũ những “tín đồ xê dịch”. Đến đây, du khách sẽ choáng ngợ ...

  03/03/2024 10:01
pin