TS BÙI CHÍ HOÀNG: Nên có một bảo tàng về văn hóa Chăm ở Bình Định

TS Bùi Chí Hoàng (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu khảo cổ - Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ), là người tâm huyết với công tác nghiên cứu các di tích văn hóa Chăm. Mới đây, ông đã cùng các nhà khảo cổ học ở Đại học Waseda (Nhật Bản) khảo sát một số di tích Chăm ở Bình Định và hiện đang chủ trì khai quật khảo cổ học tại tháp Bình Lâm (Tuy Phước). PV đã có cuộc trao đổi với ông một số vấn đề quanh hệ thống các tháp Chăm ở Bình Định…

  01/09/2008 08:31

Mục đích của đoàn khảo cổ Đại học Waseda trong chuyến khảo sát một số di tích Chăm ở Bình Định là gì, thưa ông?

- Đại học Waseda rất nổi tiếng ở Nhật Bản. Tại trường này, có khoa Kiến trúc cổ rất mạnh, đã được UNESCO cho phép và tạo điều kiện để trùng tu các di tích kiến trúc cổ trên thế giới. Hiện họ đang trùng tu các kiến trúc cổ ở cố đô Huế và đền Angkor (Camphuchia). Vừa qua, Trung tâm Nghiên cứu Khảo cổ đã phối hợp với đoàn khảo cổ Đại học Waseda do PGS. Moroka Mariko dẫn đầu, tổ chức khảo sát tại một số di tích kiến trúc cổ ở các tỉnh Lâm Đồng, Bình Định, Quảng Nam.

Tại Bình Định, chúng tôi đã khảo sát tại thành Cha, thành Hoàng Đế, tháp Bình Lâm, tháp Bánh Ít, tháp Cánh Tiên và xem hiện vật lưu giữ tại Bảo tàng Tổng hợp Bình Định. Chuyến đi chỉ là bước khảo sát ban đầu, để từ đó, định hướng cho hoạt động nghiên cứu của Đại học Waseda tại Bình Định trong tương lai. Trong chuyến đi này, các nhà khảo cổ học Nhật Bản đặc biệt quan tâm đến các di tích kiến trúc Chăm, nhất là thành cổ Chăm ở Bình Định. Thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục kết nối với các nhà khoa học của Đại học Waseda nói riêng và quốc tế nói chung, để tổ chức nhiều hơn các hoạt động nghiên cứu di tích văn hóa Chăm tại Bình Định. 

Là người chủ trì đợt khai quật tháp Dương Long (Tây Sơn) lần thứ hai năm 2007 với rất nhiều phát hiện giá trị, vậy theo ông, sắp tới, chúng ta có nên tiếp tục khai quật khảo cổ học tháp Dương Long?

- Qua lượng hiện vật rất có giá trị thu được từ hai lần khai quật, có thể thấy, Dương Long là ngọn tháp gần như tích tụ các tinh hoa đỉnh cao của điêu khắc Chăm. Bởi vậy, không lý do gì ta không tiếp tục khai quật để thu lại tất cả những kiệt tác điêu khắc Chăm vẫn nằm trong lòng đất. Hơn nữa, hiện tại, khu vực phía sau ba tháp và hông tháp Bắc vẫn chưa được khai quật; đồng thời, chúng ta cũng mới chỉ khai quật xung quanh tháp, còn những công trình ngoại phụ trong khu vực tháp thì chưa có điều kiện làm lộ diện. Vì thế, muốn có được cái nhìn toàn cục về tháp Dương Long, từ đó, tiến hành trùng tu, thì việc khai quật chắc chắn phải được tiến hành nhiều lần trong nhiều năm nữa.

Hiện tại, việc khai quật khảo cổ học tháp Bình Lâm do ông chủ trì đang được tiến hành như thế nào, thưa ông?

- Chúng tôi đã mở các hố khai quật quanh khu vực trung tâm tháp Bình Lâm để xem nền móng căn bản của tháp. Sau đó, chúng tôi sẽ mở rộng xung quanh móng, để xem khu vực ngoại vi có những công trình phụ trợ gì, hoặc tìm xem các hiện vật trên tháp có rơi xuống và bị vùi lấp trong đất hay không. Chúng tôi cũng dự định mở các hố nhỏ xung quanh để xem phạm vi phân bố của tháp. Sau gần một tuần khai quật, chúng tôi đang làm lộ diện toàn bộ lớp gạch trên bề mặt bên hông tháp… Theo suy xét ban đầu, phạm vi phân bố các kiến trúc phụ của tháp Bình Lâm vô cùng lớn, nhưng do tháp đã bị phá vỡ kiến trúc hiện trạng ban đầu, nên có lẽ, các kiến trúc phụ đang nằm lẫn trong khu vực dân cư. Chúng tôi tin rằng, sau khi kết thúc đợt khai quật, sẽ có thêm nhiều tư liệu về tháp Bình Lâm, từ đó, có cái nhìn chuẩn xác hơn về ngôi cổ tháp này.

Từ góc nhìn của một nhà khảo cổ, theo ông, cần làm gì để phát huy giá trị các tháp Chăm ở Bình Định?

- Có một thực tế là hệ thống tháp Chăm Bình Định vẫn còn đang trong giai đoạn trùng tu, tôn tạo, chứ chưa thể khai thác nhiều. Bởi vậy, trước mắt, với lượng lớn hiện vật thu được từ các tháp Chăm Bình Định, cần nghiên cứu để có cái nhìn toàn diện và đầy đủ về các hiện vật. Từ đó, hình thành một tập hợp có giá trị nhất của các tác phẩm điêu khắc gắn với kiến trúc tháp Chăm, đặc biệt là gắn với tháp Dương Long. Các hiện vật độc đáo này cần có một bảo tàng riêng để trưng bày hoặc một khu vực trưng bày xứng tầm hơn tại Bảo tàng Tổng hợp Bình Định. Làm tốt điều này chính là một trong những cách quảng bá và phát huy giá trị hệ thống tháp Chăm Bình Định một cách hiệu quả nhất.

Xin cảm ơn ông!

Về đề xuất lập hồ sơ, kiến nghị UNESCO xem xét công nhận hệ thống tháp Chăm Bình Định là Di sản Văn hóa Thế giới, TS. Bùi Chí Hoàng cho biết: “Xét về giá trị toàn diện thì hệ thống tháp Chăm Bình Định hoàn toàn xứng đáng được công nhận danh hiệu trên. Tôi không nghĩ đề nghị này sẽ trùng lắp với Di sản Văn hóa Thế giới Mỹ Sơn (Quảng Nam), bởi mỗi nơi có thế mạnh và giá trị riêng, nên có thể đề nghị xếp hạng theo góc độ riêng, chứ không gộp chung lại được. Nhưng để làm được điều này, cần có kế hoạch dài hạn và đúng hướng để trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị di sản. Đặc biệt, là quảng bá rộng rãi hơn nữa hình ảnh tháp Chăm Bình Định ra cả trong nước và quốc tế…”.


(Theo: Bình Định)
Chủ đề:
Tag:
loading
Các tin khác

Cùng Vietravel săn tour giá tốt giảm đến 20 triệu đồng tại Ngày hội Du lịch TP.HCM 2024

Đồng hành cùng sự kiện Ngày hội Du lịch TP.HCM 2024 trong khoảng thời gian từ 4/4 - 7/4/2024 tại Khu ...

  29/03/2024 16:18

Gần 200 du khách khởi hành đến Takamatsu trên chuyến bay thuê bao nguyên chuyến đầu tiên của Vietravel & Vietravel Airlines

Vào ngày 17/03/2024, Công ty Du lịch Vietravel và Hãng hàng không Vietravel Airlines đã tổ chức chuy ...

  17/03/2024 14:02

Giải pháp để ngành du lịch tạo đột phá

Theo các doanh nghiệp du lịch, số lượng du khách tại Việt Nam tăng mạnh nhưng khách đi tour không tă ...

  15/03/2024 10:34

Thử tài “bắt hoa bay” cùng Vietravel: Chơi minigame là có quà

Hành trình khám phá mùa hoa Thế giới 2024 của Vietravel đã bắt đầu rôm rả kể từ sau Tết Nguyên đán. ...

  08/03/2024 16:57

Vietravel vinh dự nhận được các giải thưởng lớn tại World Mice Awards 2023

Vào tối ngày 06/03/2024, Lễ trao giải World MICE Awards 2023 đã được tổ chức đồng thời với Hội chợ I ...

  07/03/2024 16:52

Tưng bừng khám phá “Ngày hội Hoa Anh Đào Nhật Bản 2024” cùng Vietravel

Mùa xuân Nhật Bản chưa bao giờ thôi quyến rũ những “tín đồ xê dịch”. Đến đây, du khách sẽ choáng ngợ ...

  03/03/2024 10:01
pin