Sẽ có một vườn hoa di sản đàn Nam Giao tại Hà Nội

“Hiếm có một cuộc họp nào nhanh chóng đạt được sự thống nhất về giải pháp bảo tồn di sản như cuộc họp về di tích khảo cổ đàn Nam Giao tại địa chỉ 114 Mai Hắc Đế, Hà Nội (nơi tế trời của quân vương xưa), PGS, TS Phan Khanh cho biết về cuộc hội thảo khoa học vừa diễn ra cuối tuần qua tại Hà Nội.

  20/12/2007 11:42

Theo ông Phan Khanh, Hà Nội có thể tạo một khuôn viên nhỏ có cây xanh ở góc các phố Thái Phiên, Bùi Thị Xuân (đối diện tháp đôi Vincom) - chính là nơi đã phát hiện đậm đặc dấu tích của đàn Nam Giao Thăng Long. Trên khu đất bảo tồn này, nhà khoa học đề xuất xây dựng nhà bia “Nam Giao điện bi ký 1679”, lập nhà trưng bày các cổ vật quý phát hiện tại chỗ, cắt nguyên đưa lên mặt đất một lát cắt đậm đặc di vật; tái hiện một hoặc hai đoạn đường bắt góc có mảnh sành thời Lý Trần và làm lại sa bàn sơ đồ kiến trúc đàn Nam Giao như sách Đại Nam Nhất thống chí đã mô tả. Như vậy, các nhà khoa học khuyến cáo, HN cần ưu tiên bảo tồn từ 400 đến 500m2 trong tổng diện tích khoảng 9.000m2 của địa chỉ 114 Mai Hắc Đế để lập hồ sơ đề nghị Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch công nhận, xếp hạng di tích.
Được biết, kết quả 3 đợt thám sát, khai quật khảo cổ học đã khẳng định, địa điểm 114 Mai Hắc Đế là một phần còn lại của dấu tích đàn Nam Giao ở phía Nam thành Thăng Long xưa, trải qua các triều đại Lý – Trần – Lê. Tuy chưa xác định được chính xác trung tâm đàn, nhưng tại đây đã phát hiện dấu tích các trụ móng bằng sỏi và nhiều cổ vật quý hiếm như ngói trang trí lá đề, gạch có chữ Hán ghi rõ năm xây dựng, ngói ống tròn men vàng có rồng 5 móng, đầu nghê… Do những bước thăng trầm của lịch sử, nhất là với việc kinh đô chuyển vào Huế từ cuối thế kỷ XVIII, khu đất này đã từng trở thành bãi hoang, nghĩa trang, phố xá, nhà cửa rồi Nhà máy Diêm (thời Pháp thuộc) và Nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo (từ sau năm 1954).

Hiện tấm bia lớn “Nam Giao điện bi ký” được khắc dựng năm 1679 đang trưng bày trong khuôn viên Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Đây là tấm bia rất lớn, riêng đế bia có khắc hoa văn thời Lê đã rộng đến hơn 2,4m, được người Pháp di dời về Bảo tàng năm 1947 khi xây dựng Nhà máy Diêm. Hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, đàn Nam Giao cần được giữ gìn, tôn tạo, nhưng tìm ra được giải pháp dung hoà cả yêu cầu bảo tồn và phát triển là một bài toán không dễ đặt ra cho chính quyền thành phố. Giải pháp đã nêu trên được nhiều nhà khoa học đánh giá là “vẹn cả cổ, kim”.

(Nguồn HNM)

Chủ đề:
Tag:
loading
Các tin khác

Cùng Vietravel săn tour giá tốt giảm đến 20 triệu đồng tại Ngày hội Du lịch TP.HCM 2024

Đồng hành cùng sự kiện Ngày hội Du lịch TP.HCM 2024 trong khoảng thời gian từ 4/4 - 7/4/2024 tại Khu ...

  29/03/2024 16:18

Gần 200 du khách khởi hành đến Takamatsu trên chuyến bay thuê bao nguyên chuyến đầu tiên của Vietravel & Vietravel Airlines

Vào ngày 17/03/2024, Công ty Du lịch Vietravel và Hãng hàng không Vietravel Airlines đã tổ chức chuy ...

  17/03/2024 14:02

Giải pháp để ngành du lịch tạo đột phá

Theo các doanh nghiệp du lịch, số lượng du khách tại Việt Nam tăng mạnh nhưng khách đi tour không tă ...

  15/03/2024 10:34

Thử tài “bắt hoa bay” cùng Vietravel: Chơi minigame là có quà

Hành trình khám phá mùa hoa Thế giới 2024 của Vietravel đã bắt đầu rôm rả kể từ sau Tết Nguyên đán. ...

  08/03/2024 16:57

Vietravel vinh dự nhận được các giải thưởng lớn tại World Mice Awards 2023

Vào tối ngày 06/03/2024, Lễ trao giải World MICE Awards 2023 đã được tổ chức đồng thời với Hội chợ I ...

  07/03/2024 16:52

Tưng bừng khám phá “Ngày hội Hoa Anh Đào Nhật Bản 2024” cùng Vietravel

Mùa xuân Nhật Bản chưa bao giờ thôi quyến rũ những “tín đồ xê dịch”. Đến đây, du khách sẽ choáng ngợ ...

  03/03/2024 10:01
pin