Phú Thọ: Hội thảo khoa học “Không gian văn hoá vùng đất Tổ Hùng Vương”

Vừa qua, tại TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Hội thảo khoa học “Không gian văn hoá vùng đất Tổ Hùng Vương”. Tại đây, các nhà khoa học đều thống nhất đề nghị xây dựng hồ sơ Di sản văn hoá phi vật thể thời Hùng Vương trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại.

  19/08/2008 08:16

Thế nhưng, để đạt được nguyện vọng lớn này, địa phương và các ban ngành liên quan còn rất nhiều việc phải làm...

Phú Thọ vừa là vùng đất cổ, vừa là vùng đất Tổ - cái nôi của nền văn hoá Lạc Việt, trung tâm sinh tụ của người Việt thời các vua Hùng dựng nước Văn Lang. Nơi đây còn lưu giữ được nhiều di sản văn hoá gắn với thời đại các vua Hùng như: đền Hùng, đền Mẫu Âu Cơ, đình Lâu Thượng... và các di chỉ khảo cổ nổi tiếng: Sơn Vy, Phùng Nguyên, Gò Mun, Gò De, Thanh Đình, làng Cả... Bên cạnh đó là những di sản văn hoá phi vật thể tích hợp tầng sâu của nền văn hoá Việt Nam như: Lễ hội đền Hùng, hội đền mẫu Âu Cơ, hội Phết, rước voi, rước Chúa Gái, hội bơi chải... Trong đó, cơ bản nhất là tín ngưỡng thờ các vua Hùng và tướng lĩnh thời Hùng Vương dựng nước.

Theo giáo sư, tiến sỹ khoa học Lưu Trần Tiêu, Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam, hiếm địa phương nào có sự đậm đặc về di tích khảo cổ học và phát triển liên tục từ thời đồng thau đến sắt sớm như ở Phú Thọ; hiếm nơi nào trên thế giới lại có một đền thờ Tổ, kêu gọi tinh thần đại đoàn kết dân tộc như di tích lịch sử Đền Hùng; và cũng không mấy địa phương có những truyền thuyết, lễ hội, tín ngưỡng, văn hoá dân gian gắn với truyền thống tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn”, truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc ta như vùng đất Tổ.

Các nhà khoa học và đại biểu tham gia hội thảo đã nhất trí với ý kiến đề xuất về việc phải sớm xác định các tiêu chí, những cơ sở khoa học cần thiết để xây dựng hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận “Không gian văn hoá vùng Đất Tổ Hùng Vương” là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại vào năm 2010. Về tên gọi, theo yêu cầu của UNESCO, phải xác định được loại hình văn hoá cụ thể, vì vậy, tên gọi cụ thể sẽ được thống nhất trong những hội thảo tiếp theo. Trước mắt, tỉnh Phú Thọ cần thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh về việc xây dựng hồ sơ di sản văn hoá phi vật thể, trong đó, Sở Văn hoá -Thể thao và Du lịch Phú Thọ là cơ quan thường trực, các đơn vị như: Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, Viện Văn hoá Nghệ thuật, Viện Âm nhạc... sẽ hỗ trợ trong quá trình làm việc. Ngoài ra, cần tham vấn ý kiến của Uỷ ban UNESCO để xây dựng hồ sơ đúng tiến độ, yêu cầu và chất lượng. Kiểm kê toàn bộ di sản văn hoá phi vật thể có liên quan; nghiên cứu phục dựng một cách khoa học, đảm bảo tính nguyên gốc toàn bộ giá trị văn hoá phi vật thể phản ánh truyền thống của vùng đất Tổ. Xếp hạng, quy hoạch, quản lý và bảo vệ các di chỉ khảo cổ học; tiếp tục tiến hành các cuộc khai quật để bổ sung tư liệu mới; lựa chọn một số di chỉ tiêu biểu để nghiên cứu bảo tồn tại chỗ. Ban hành văn bản pháp lý trong thẩm quyền về bảo tồn và phát huy di sản văn hoá. Bên cạnh đó, Cục Di sản văn hoá hướng dẫn những yêu cầu và quy trình cụ thể của hồ sơ, phối hợp với Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch Phú Thọ, Uỷ ban UNESCO Việt Nam thăm dò và tư vấn các chuyên gia UNESCO trước khi quyết định loại hình di sản và tên gọi chính thức.

Tại hội thảo, các nhà khoa học cũng cảnh báo về việc bảo vệ các di tích khảo cổ ở Phú Thọ. Nhiều di tích khảo cổ chưa được bảo vệ, thậm chí bị xâm hại nghiêm trọng. Nhiều ý kiến đề xuất các biện pháp bảo tồn cụ thể, đó là việc tiến hành bảo vệ các điểm khai quật khảo cổ, giữ gìn hiện trạng và xây dựng bảo tàng ngoài trời phục vụ nghiên cứu tham quan, làm cơ sở công nhận các di tích khảo cổ có giá trị độc đáo mang tính nhân loại cần bảo vệ...

Xây dựng hồ sơ di sản văn hoá phi vật thể thời Hùng Vương là việc làm có ý nghĩa nhằm tôn vinh giá trị di sản văn hoá truyền thống, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Đồng thời, đây là nhiệm vụ thiêng liêng, thể hiện truyền thống, đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, tri ân công đức tổ tiên của các thế hệ con Lạc, cháu Hồng. Thêm vào đó, hồ sơ di sản văn hoá phi vật thể thời Hùng Vương sẽ là tư liệu sống động lưu truyền những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể ở vùng đất Tổ Hùng Vương cho các thế hệ mai sau nghiên cứu, kế thừa và phát huy...

Trước mắt, các nhà khoa học thống nhất đề nghị xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể bao gồm Lễ hội đền Hùng và các nghi thức, diễn xướng, dân ca... hoặc Không gian thờ cúng Quốc Tổ trong đó có yếu tố văn hoá Xoan Ghẹo... trình UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới.

(Theo: KTNT, Trích từ Cinet, ngày 18/08/2008)
Chủ đề:
Tag:
loading
Các tin khác

Cùng Vietravel săn tour giá tốt giảm đến 20 triệu đồng tại Ngày hội Du lịch TP.HCM 2024

Đồng hành cùng sự kiện Ngày hội Du lịch TP.HCM 2024 trong khoảng thời gian từ 4/4 - 7/4/2024 tại Khu ...

  29/03/2024 16:18

Gần 200 du khách khởi hành đến Takamatsu trên chuyến bay thuê bao nguyên chuyến đầu tiên của Vietravel & Vietravel Airlines

Vào ngày 17/03/2024, Công ty Du lịch Vietravel và Hãng hàng không Vietravel Airlines đã tổ chức chuy ...

  17/03/2024 14:02

Giải pháp để ngành du lịch tạo đột phá

Theo các doanh nghiệp du lịch, số lượng du khách tại Việt Nam tăng mạnh nhưng khách đi tour không tă ...

  15/03/2024 10:34

Thử tài “bắt hoa bay” cùng Vietravel: Chơi minigame là có quà

Hành trình khám phá mùa hoa Thế giới 2024 của Vietravel đã bắt đầu rôm rả kể từ sau Tết Nguyên đán. ...

  08/03/2024 16:57

Vietravel vinh dự nhận được các giải thưởng lớn tại World Mice Awards 2023

Vào tối ngày 06/03/2024, Lễ trao giải World MICE Awards 2023 đã được tổ chức đồng thời với Hội chợ I ...

  07/03/2024 16:52

Tưng bừng khám phá “Ngày hội Hoa Anh Đào Nhật Bản 2024” cùng Vietravel

Mùa xuân Nhật Bản chưa bao giờ thôi quyến rũ những “tín đồ xê dịch”. Đến đây, du khách sẽ choáng ngợ ...

  03/03/2024 10:01
pin