Những khó khăn trong tiến trình xây dựng hồ sơ Quan họ trình UNESCO

Ngày 30/9, hồ sơ Quan họ sẽ chính thức gửi đến UNESCO. Nếu được vinh danh là Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại, thì đây là lần thứ 3 một di sản phi vật thể của Việt Nam trở thành tài sản của thế giới.

  09/09/2008 08:44

Tiến trình soạn thảo hồ sơ của Quan họ gặp khá nhiều khó khăn bởi sự thay đổi đột ngột hình thức vinh danh của UNESCO vào tháng 4-2006.

Thay đổi cách tôn vinh

Năm 2005, Viện Văn hóa - Thông tin (nay là Viện Văn hóa Nghệ thuật) chính thức bắt tay vào xây dựng hồ sơ cho Quan họ. Tuy nhiên, đến tháng 4-2006, công ước mới của UNESCO có hiệu lực, tất cả các hình thức công bố vinh danh trước đây với tên gọi là Kiệt tác phi vật thể truyền khẩu của nhân loại sẽ được thay bằng 2 tên gọi mới là Danh sách di sản phi vật thể đại diện của nhân loại và Danh sách di sản phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Trong đó, hồ sơ Quan họ ứng cử vào danh sách đại diện và hồ sơ Ca trù ứng cử vào danh sách cần được bảo vệ.

Theo bà Lê Thị Minh Lý (Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa - Bộ VH-TT&DL) hai cách tôn vinh này thực ra cùng một mục đích, các di sản này vẫn đại diện cho các quốc gia và được bảo vệ ở tầm quốc tế. Sở dĩ có chuyện thay đổi là bởi, sau 3 lần công nhận kiệt tác trước, UNESCO cần phải có những điều chỉnh về mặt khoa học, hành chính và pháp lý...

Nếu xét theo tiêu chí cũ, 3 năm các di sản mới được vinh danh một lần, nhưng giờ theo tiêu chí mới,  việc công nhận sẽ diễn ra mỗi năm một lần. Trước đây, mỗi quốc gia chỉ có thể đề cử 1 di sản, nhưng giờ có thể đề cử từ một đến nhiều hồ sơ.

Hồ sơ Quan họ chưa có tên chính thức

Trong hầu hết các cuộc họp thẩm định hồ sơ Quan họ của Hội đồng Di sản phi vật thể và Hội đồng Di sản quốc gia, chuyện thống nhất tên gọi đều được đưa ra bàn thảo. Có ý kiến cho rằng, chỉ cần thêm cái tên Bắc Giang vào nữa là ổn, lại cũng có ý kiến đặt là “Quan họ Kinh Bắc”.

Có ý kiến cho rằng đơn giản chỉ cần gọi là Quan họ cũng đã đủ. Nhưng lại cũng có khá nhiều ý kiến nhấn mạnh phải giữ nguyên tên gọi là Quan họ Bắc Ninh. Giải thích về điều này, bà Lê Thị Minh Lý cho biết, theo công ước của UNESCO năm 2003, tất cả những câu chuyện về di sản đều do các chủ thể văn hóa quyết định.

Chính những người hát Quan họ sẽ quyết định miêu tả nó thế nào, gọi tên ra làm sao… Không giống văn hóa vật thể, cái đặc trưng của văn hóa phi vật thể là do con người, nó hoàn toàn có thể di chuyển từ chỗ nọ sang chỗ kia, không phân biệt ranh giới. Cũng theo bà Lê Thị Minh Lý, vấn đề tên gọi chính thức cho Quan họ hiện đang được trình Chính phủ xem xét và quyết định.

Nhận định về vấn đề này, GS Ngô Đức Thịnh (nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa dân gian, thành viên Hội đồng Di sản quốc gia) cho rằng, UNESCO bằng hành động công nhận di sản văn hóa ở nước này, nước kia là quá trình quốc tế hóa, nhân loại hóa di sản dân tộc. Vậy thì cớ gì mình lại “địa phương hóa”.

Theo tinh thần của UNESCO, đó là việc thừa nhận hiện trạng và sự vận động của di sản. Di sản này đã trải qua sự phát triển hàng trăm năm, vì thế, nó cũng phải chịu sự tác động của không gian và thời gian.

Làm sao giữ được vốn cổ?

Quan họ cổ hiện nay không được tiếp nối có bài bản. Các đoàn Quan họ giờ hát phải có nhạc đệm. Những thiết bị hỗ trợ tăng âm cùng dàn nhạc đệm vô tình “bóp chết” nét đặc trưng nhất của Quan họ là “vang, dền, nền, nẩy”. Giờ để phân biệt Quan họ, người ta đã phân chia rạch ròi đâu là Quan họ cổ,  đâu Quan họ sân khấu, Quan họ đài…

Vào khoảng những năm 1980, phong trào Quan họ sân khấu phát triển mạnh mẽ, những cái tên liền chị như Thúy Cải, Thúy Hường trở nên nổi tiếng. Sự phát triển của Quan họ sân khấu đã làm sống lại Quan họ. Nhưng lại theo hướng hiện đại. Cái gốc giờ không còn thuần túy nữa.

GS Ngô Đức Thịnh cho rằng, để bảo tồn di sản, lâu nay, ta vẫn quen tư duy Nhà nước làm, Nhà nước bỏ tiền. Trong khi đó, cái quan trọng nhất lại chính là nhận thức của chủ thể hành động. Bởi chỉ khi nào, người dân nhận thức được vai trò và ý nghĩa quan trọng của di sản và hành động thể hiện nhận thức thì mới có cơ sở để bảo tồn.

GS Ngô Đức Thịnh kể, gần đây ông nhận được giấy mời dự một cuộc Hội thảo về cồng chiêng Tây Nguyên, ông cứ ngỡ là hội thảo do Bộ VH-TT&DL chủ trì, nhưng đến mới biết, là do UBND tỉnh tổ chức. Nói điều này để thấy, chúng ta vẫn chưa có sự thống nhất, vẫn là mỗi nơi một nẻo.

Nhiều khi, cái chúng ta căng sức để có giải còn quan trọng hơn việc ta làm sau đó. Được UNESCO công nhận là việc đặt mình trước một trách nhiệm lớn. Lúc đó, di sản không còn là của riêng Việt Nam nữa mà đã trở thành của cả nhân loại.

(Theo: ANTĐ)
Chủ đề:
Tag:
loading
Các tin khác

Thỏa sức vui chơi cùng Vietravel với hàng trăm tour chất lượng chỉ có tại chương trình khuyến mại Hè 2024

Khởi động mùa Hè 2024 đầy rực rỡ, Vietravel triển khai chương trình khuyến mại mang thông điệp “Hội ...

  28/04/2024 09:00

Ưu đãi trong tầm tay - Du lịch ngay cùng Vietravel và VNPAY

Bắt đầu từ hôm nay cho đến hết 30/06/2024, chỉ cần Quý khách hàng thanh toán tour du lịch trọn gói t ...

  11/04/2024 16:00

Cùng Vietravel săn tour giá tốt giảm đến 20 triệu đồng tại Ngày hội Du lịch TP.HCM 2024

Đồng hành cùng sự kiện Ngày hội Du lịch TP.HCM 2024 trong khoảng thời gian từ 4/4 - 7/4/2024 tại Khu ...

  29/03/2024 16:18

Gần 200 du khách khởi hành đến Takamatsu trên chuyến bay thuê bao nguyên chuyến đầu tiên của Vietravel & Vietravel Airlines

Vào ngày 17/03/2024, Công ty Du lịch Vietravel và Hãng hàng không Vietravel Airlines đã tổ chức chuy ...

  17/03/2024 14:02

Giải pháp để ngành du lịch tạo đột phá

Theo các doanh nghiệp du lịch, số lượng du khách tại Việt Nam tăng mạnh nhưng khách đi tour không tă ...

  15/03/2024 10:34

Thử tài “bắt hoa bay” cùng Vietravel: Chơi minigame là có quà

Hành trình khám phá mùa hoa Thế giới 2024 của Vietravel đã bắt đầu rôm rả kể từ sau Tết Nguyên đán. ...

  08/03/2024 16:57
pin