Bộ VH,TT&DL: Tổ chức Ngày hội giao lưu bản sắc văn hóa các vùng, miền

(Cinet) - Theo thông báo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, bắt đầu từ ngày 06 đến ngày 09 tháng 10 năm 2008, tại Hà Nội “Ngày hội giao lưu bản sắc văn hóa các vùng, miền toàn quốc hướng tới kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long” sẽ chính thức diễn ra. Ngày hội được tổ chức tại Trung tâm Triển lãm VHNT Việt Nam, số 02 Hoa Lư - Hà Nội và một số địa điểm khác ở Hà Nội.

  26/08/2008 13:42

Ngày hội nhằm tôn vinh và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giới thiệu những nét văn hóa đặc sắc của các vùng, miền với nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế; góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, khơi dậy lòng tự hào về truyền thống văn hóa, tự tôn dân tộc trong các thế hệ người Việt Nam. Đồng thời, quảng bá tiềm năng văn hóa, thương mại và du lịch; chào mừng 54 năm ngày giải phóng thủ đô (10/10/1954-10/10/2008) và tròn hai năm (10/2008-10/2010) tới Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.

Lễ khai mạc Ngày hội tổ chức vào sáng ngày 06/10/2008 tại Trung tâm Triển lãm VHNT Việt Nam. Đêm hội giao lưu bản sắc văn hóa các vùng miền diễn ra vào lúc 20 giờ cùng ngày tại sân khấu Triển lãm Vân Hồ; đêm hội văn hóa Thăng Long - Hội tụ và tỏa sáng lúc 20 giờ ngày 08/10/2008 tại sân khấu quảng trường Nhà hát lớn. Hai đêm hội này đều được truyền hình trực tiếp.

Tham dự ngày hội này là các tỉnh, thành phố đại diện cho các vùng, miền trong cả nước và một số đoàn nghệ thuật trên địa bàn Hà Nội, một số trường Đại học có nhiều sinh viên các dân tộc thiểu số, với các nôi dung trọng tâm:

Giới thiệu nét đặc trưng văn hóa các vùng, miền với 5 khu trưng bày: Khu thứ nhất giới thiệu hình ảnh, hiện vật tiêu biểu về bản sắc văn hóa vùng, miền, dân tộc nói chung gồm tranh, ảnh, sách, trang phục, trang sức, thổ cẩm, nhạc cụ dân tộc tiêu biểu, các sản phẩm nghề thủ công truyền thống… Khu thứ hai, trưng bày, giới thiệu mỹ thuật dân gian truyền thống các dân tộc Việt Nam. Khu thứ ba, giới thiệu văn hóa các vùng miền của các tỉnh, thành phố gồm: Trưng bày “Văn hóa Thăng Long - Hà Nội xưa và nay”; nét đặc trưng văn hóa các tỉnh phía Bắc; nét đặc trưng văn hóa Nam bộ và nét đặc trưng văn hóa các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên.Tại nơi trưng bày, các tỉnh bố trí phần giao lưu, biểu diễn nghệ thuật truyền thống để tăng thêm phần sinh động. Khu thứ tư, giới thiệu văn hóa ẩm thực Thăng Long. Khu thứ năm và toàn bộ khu vực ngoài trời tại Trung tâm Triển lãm VHNT là nơi diễn ra các hoạt động lễ hội, sinh hoạt văn hóa cộng đồng, trò chơi, thao tác tay nghề truyền thống.

Tham gia ngày hội này, mỗi tỉnh, thành phố tham gia biểu diễn một đến hai loại hình nghệ thuật tiêu biểu cho bản sắc văn hóa của địa phương, vùng, miền trong các buổi truyền hình trực tiếp và một số tiết mục biểu diễn trong khu trưng bày cũng như các hoạt động khác của Ngày hội. Dự kiến giới thiệu một số loại hình nghệ thuật như: hát then, đàn tính(Cao Bằng); hát Sli, hát Lượn (Lạng Sơn); múa xòe Thái (Yên Bái); múa khèn, múa ô dân tộc Mông, múa dân tộc Dao đỏ (Lào Cai); quan họ (Bắc Ninh); hát chèo, ca trù, múa giảo long(Hà Nội); dân ca xứ Nghệ (Nghệ An); múa Chăm (Ninh Thuận); cồng chiêng, múa Xoang (Đăk Lăk); hát bội, đờn ca tài tử, cải lương (TP.Hồ Chí Minh); dân ca, dân vũ dân tộc Stiêng (Bình Phước); ca múa đất phương Nam, dạ cổ hoài lang (Cà Mau); múa gáo, hát múa ngày hội đua ghe ngo (Kiên Giang)…

Trình diễn trang phục dân tộc cổ truyền (nguyên bản): đúng kiểu cách, hoa văn, màu sắc, chất liệu và kiểu dáng (có thể là trang phục sinh hoạt đời thường, lễ hội, trang phục cưới…). Trình diễn trang phục dân tộc trên nền nhạc, có lời bình giới thiệu nét hay, nét đẹp của trang phục và người trình diễn.

Lễ hội và trò chơi dân gian truyền thống: Đảm bảo tính truyền thống, tái hiện càng gần nguyên gốc càng tốt, tránh tình trạng sân khấu hóa. Các lễ hội phải đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, vùng, miền; khuyến khích các lễ hội ít có dịp được giới thiệu rộng rãi với công chúng như: lễ hội cầu mùa (Yên Bái); lễ hội dân tộc Dao đỏ (Lào Cai); lễ hội cầu ngư (Quảng Nam); lễ hội Katê (Ninh Thuận); lễ hội Ok om bok (Kiên Giang); lễ kết nghĩa anh em (Đăk Lăk).

Giới thiệu văn hóa ẩm thực: Hà Nội sẽ chịu trách nhiệm tổ chức giới thiệu không gian văn hóa ẩm thực với chủ đề “Ẩm thực Thăng Long” trong suốt thời gian diễn ra Ngày hội với đồ ăn, thức uống, cách chế biến, bài trí, thưởng thức những giá trị của văn hóa ẩm thực; đảm bảo truyền thống, thẩm mỹ và chất lượng, không vì mục đích thương mại.

Ngoài năm phần hoạt động chính, các hoạt động khác trong Ngày hội còn có chương trình vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tham quan một số địa danh văn hóa của thủ đô Hà Nội và giao lưu, biểu diễn tại một số quận, huyện và các tỉnh lân cận Hà Nội.

(Theo: TH, Trích từ Cinet ngày 26/8/2008)

Chủ đề:
Tag:
loading
Các tin khác

Cùng Vietravel săn tour giá tốt giảm đến 20 triệu đồng tại Ngày hội Du lịch TP.HCM 2024

Đồng hành cùng sự kiện Ngày hội Du lịch TP.HCM 2024 trong khoảng thời gian từ 4/4 - 7/4/2024 tại Khu ...

  29/03/2024 16:18

Gần 200 du khách khởi hành đến Takamatsu trên chuyến bay thuê bao nguyên chuyến đầu tiên của Vietravel & Vietravel Airlines

Vào ngày 17/03/2024, Công ty Du lịch Vietravel và Hãng hàng không Vietravel Airlines đã tổ chức chuy ...

  17/03/2024 14:02

Giải pháp để ngành du lịch tạo đột phá

Theo các doanh nghiệp du lịch, số lượng du khách tại Việt Nam tăng mạnh nhưng khách đi tour không tă ...

  15/03/2024 10:34

Thử tài “bắt hoa bay” cùng Vietravel: Chơi minigame là có quà

Hành trình khám phá mùa hoa Thế giới 2024 của Vietravel đã bắt đầu rôm rả kể từ sau Tết Nguyên đán. ...

  08/03/2024 16:57

Vietravel vinh dự nhận được các giải thưởng lớn tại World Mice Awards 2023

Vào tối ngày 06/03/2024, Lễ trao giải World MICE Awards 2023 đã được tổ chức đồng thời với Hội chợ I ...

  07/03/2024 16:52

Tưng bừng khám phá “Ngày hội Hoa Anh Đào Nhật Bản 2024” cùng Vietravel

Mùa xuân Nhật Bản chưa bao giờ thôi quyến rũ những “tín đồ xê dịch”. Đến đây, du khách sẽ choáng ngợ ...

  03/03/2024 10:01
pin