Huế: Làm mới quá khứ cung An Định

Quá khứ ở Cung An Định đã thực sự được làm mới để đón du khách mỗi khi đến Huế.

  15/08/2008 09:04

Cung An Định, một trong những di tích quan trọng trong quần thể kiến trúc cố đô Huế được xây từ năm 1918 dưới thời vua Khải Định qua thời gian đã xuống cấp nghiêm trọng. Với sự giúp đỡ của Bộ Ngoại giao CHLB Đức 5 qua, các chuyên gia bảo tồn di tích của Đức đã cùng các nghệ nhân Việt Nam  thực hiện dự án “Trùng tu nội thất nguyên bản trong Cung An Định tại Huế”.  Quá khứ ở Cung An Định đã thực sự được làm mới để đón du khách mỗi khi đến Huế.

 



Thận trọng trong từng nét vẽ

Cung An Định toạ lạc bên bờ sông An Cựu, trên đường Phan Đình Phùng, thành phố Huế từng là cung điện riêng của Vua Khải Định khi chưa lên ngôi cũng là chỗ ở của bà Từ Cung ( mẹ vua Bảo Đại), và là chỗ ở của vua Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương khi vừa thoái vị. Tòa nhà ba tầng này không chỉ có kiến trúc kiểu Pháp xinh xắn, hài hòa, mà bên trong nó chứa đựng các tác phẩm hội họa vô giá. Các kiến trúc sư người Pháp, các hoạ sĩ, nghệ nhân Việt Nam đã cho vẽ lên tường những bức tranh phong cảnh Việt Nam, mà theo nhận xét của nhiều chuyên gia thì  “nghệ thuật đạt đến đỉnh cao của sự kết hợp giữa thể loại tranh tường và các phù điêu trang trí”. Chính vì thế, nhiều người cho rằng: Đó thực sự là cuộc hội ngộ độc đáo của văn hóa phương Tây và văn hoá An Nam.


Tuy vậy, nhưng thời gian và sự thiếu hiểu biết trong nhiều lần trùng tu đã khiến các bức tranh tường này bị mờ phai và biến dạng, nhiều hoa văn, họa tiết tinh xảo bị phủ bằng lớp vôi dày. Dự án hợp tác Đức-Việt “Trùng tu nội thất nguyên bản trong Cung An Định tại Huế”  được triển khai từ năm 2003 có nhiệm vụ bảo tồn và phục chế những bức bích họa quý giá trên tường và trần nhà trong cung điện xây từ năm 1918 dưới thời vua Khải Định này. Ông Anđrea Teufel, giám đốc dự án, trưởng nhóm phục chế và bà Dirk Böhme, chuyên gia phục chế là những người Đức tâm huyết được giao thực hiện dự án này.

Nhưng công việc đầu tiên của Bà Dirk Böhme và ông Anđrea Teufel, không phải từ những bức tranh trên tường mà là tuyển chọn và đào tạo các họa sỹ và nghệ nhân trẻ của Việt Nam để họ trở thành chuyên gia phục chế cho di sản này, Và thực tế, dưới sự hướng dẫn của chuyên gia người Đức, 14 học viên đã trở thành những nhà phục chế thành thục.

Năm tháng qua đi. Công việc có lúc tưởng chừng như không thể thực hiện nổi, bởi như bà Dirk Böhme cho biết: Thời tiết của Huế quá khắc nghiệt, độ ẩm vào mùa đông tăng đến không ngờ và xuất hiện mốc. Các chuyên gia và nghệ nhân phải bóc ra và làm lại.  Một khó khăn nữa là lúc đầu nguyên vật liệu để phục chế các bức tranh tường phải đưa từ Đức sang vì vậy các chuyên gia phải mất một thời gian dài để tìm kiếm nguyên liệu thay thế tại Việt Nam... Và đặc biệt là công việc bảo tồn nghệ thuật của Việt Nam còn rất mới, nhiều người quan niệm chưa đúng rằng: Bảo tồn là làm mới những gì đã có. Vì vậy  các chuyên gia đã phải cố gắng thuyết phục những người có trách nhiệm để bảo tồn phục chế đúng với nguyên bản. Dù thời gian phục chế như vậy sẽ kéo dài hơn và tất nhiên tốn kém hơn...

Cuối cùng với sự ủng hộ và tạo điều kiện rất tốt của Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế, 6 bức tranh tường trong cung An Định đã hoàn thành phục chế để đón khách vào thăm. Cùng với đó, các mảng tranh khác đang được tiếp tục hoàn thanh. Anh Lê Nhật Minh Huy, một họa sỹ từ thành phố Hồ Chí Minh tới Huế để chiêm ngưỡng những bức tranh tường cung An Định đã không muốn rời những bức họa hoa văn trang trí tinh xảo, những nét vẽ điêu luyện thể hiện sự kì công và làm việc miệt mài của các chuyên gia và nghệ nhân.
 

Sau khi hoàn thành phục chế những bức bích họa cung An Định, các chuyên gia người Đức tiếp tục giúp phục chế một số di tích khác của Huế, trong đó có Lăng Tự Đức.  Công việc tiếp theo cũng đầy thách thức các chuyên gia và nghệ nhân như di tích bị xuống cấp và biến dạng do những lần trùng tu trước; rồi thời tiết, điều kiện làm việc khó khăn tác động đến công việc... Tuy nhiên với một lòng yêu Huế, các chuyên gia Đức và nghệ nhân Việt Nam sẽ tiếp tục cố gắng hoàn thành công việc của mình.  

 

Các di tích Huế trải qua những thăng trầm do chiến tranh, thiên tai và cả sự tác động của con người... Từ kết quả phục chế các bức bích họa cung An Định cho thấy: Huế có thể lấy lại được những cái đã mất nếu chúng ta giành kinh phí, thời gian, tài năng và tâm huyết cho Huế.

(Theo: VOV)

Chủ đề:
Tag:
loading
Các tin khác

Ưu đãi giảm giá nhóm đến 200 nghìn cùng Khuyến mại Xuân 2022 Vietravel

Như một lời tri ân đến Quý khách hàng đã gắn bó cùng Vietravel trong suốt thời gian qua cũng như để ...

  26/12/2021 14:00

Thể lệ Cuộc thi thiết kế tour du lịch Đài Loan "Booking Your Next Trip"

Cuộc thi “"Booking Your Next Trip" do Vietravel phối hợp cùng Tổng cục Du lịch Đài Loan tổ chức với ...

  23/10/2021 15:00

Chính thức ra mắt Bản tin Vietravel - Ấn phẩm Online

Trong bối cảnh hiện nay khi dịch bệnh Covid - 19 hoành hành đã khiến chúng ta không thể thực hiện nh ...

  21/09/2021 09:00

"Nhật Bản tôi yêu" - Cuộc thi viết dành cho cho những người yêu "Xứ sở mặt trời mọc"

Với mục đích duy trì sự quan tâm, yêu thích với du lịch Nhật Bản cũng như khơi dậy nhu cầu đi du lịc ...

  14/07/2021 00:00

Du lịch hấp dẫn với “Tuần lễ Món ngon phố biển Vũng Tàu 2021”

Chính thức diễn ra từ ngày 24/4 đến ngày 2/5/2021, “Tuần lễ Món ngon phố biển Vũng Tàu 2021” (Vung T ...

  20/04/2021 09:00

Vietravel – Vietravel Airlines kết hợp cùng tỉnh Hà Giang xúc tiến quảng bá du lịch

Nhằm khôi phục thị trường du lịch thời kỳ hậu Covid-19, đồng thời chuẩn bị các sản phẩm cho mùa Hè 2 ...

  14/04/2021 10:10
pin