Kinh Thành Huế - Dấu Ấn Vàng Son

Có người nói rằng, Việt Nam không có những công trình kỳ vĩ như Angkor, hoành tráng như Vạn Lý Trường thành mà chỉ nép mình cùng những kiến trúc nhỏ bé, nhưng sự nhỏ bé ấy chứa đựng cả một phần của nền văn hóa lâu đời, được cả thế giới yêu mến, trong đó có những công trình kiến trúc của kinh thành Huế.

  14/03/2007 14:41

Nằm giữa trung tâm thành phố Huế như một chứng tích quan trọng của nhà Nguyễn, triều đại cuối cùng của nền phong kiến nước ta, Kinh thành Huế bao gồm 3 phần, từ rộng đến hẹp dần, bắt đầu từ Kinh thành, đến Hoàng thành và cuối cùng là Tử cấm thành.

KINH THÀNH
nằm bên bờ Bắc sông Hương, được xây dựng vào năm 1805, có diện tích khoảng 520 ha, bao gồm có 10 cửa chính. Với kế hoạch định đô lâu dài, nhà Nguyễn đã ra sức nghiên cứu đặc điểm địa hình, và sự thuận tiện trong việc đi lại để xây dựng kinh thành ở đây. Thành có dạng hình vuông, mỗi mặt thành có cổng ra vào, trên mặt thành có các vọng lâu, pháo đài được trang bị súng và kho đạn. Xung quanh thành là hệ thống hào sâu vừa mang chức năng giao thông vừa nhằm vào mục tiêu phòng thủ. Kinh thành Huế là một công trình kiến trúc độc đáo, kết hợp giữa yếu tố phong thủy phương Đông (có sự kết hợp giữa địa hình tự nhiên và xếp đặt có dự tính) và kiến trúc quân sự phương Tây (thành xây theo kiểu Vauban - tên một kiến trúc sư người Pháp, cuối thế kỷ XVII).

HOÀNG THÀNH
nằm bên trong Kinh Thành được xây dựng năm 1804 - 1833, với khoảng hơn 100 công trình. Hoàng thành có nhiệm vụ bảo vệ các cung điện, các miếu thờ tổ tiên nhà Nguyễn và đặc biệt là bảo vệ Tử Cấm Thành - nơi dành riêng cho vua và hoàng gia. Người ta gọi chung Hoàng Thành và Tử Cấm Thành là Đại Nội. Hoàng Thành có 4 cửa ở 4 mặt thành, bao gồm cửa Ngọ Môn (phía nam), cửa Hiển Nhơn (phía đông), cửa Chương Đức (phía tây), cửa Hòa Bình (phía bắc).

TỬ CẤM THÀNH
còn được gọi là Cung Thành, là vòng tường thành thứ 3 của Kinh đô Huế, được khởi công xây dựng từ năm Gia Long thứ 2 (1803), đến năm Minh Mạng thứ 2 (1821) được đổi tên là Tử Cấm Thành. Tử Cấm Thành có hình chữ nhật, được xây hoàn toàn bằng gạch vồ, có bề dày 0,7m, cao 3,7m. Thành có 4 mặt, bên trong bao gồm hàng chục công trình kiến trúc với qui mô lớn nhỏ khác nhau, được phân chia làm nhiều khu vực như khu vực vua thiết thường triều (cung Càn Thành), khu vực cử hành nghi lễ (từ Ngọ Môn đến điện Thái Hòa), khu vực ăn ở, sinh hoạt của vua (sau điện Cần Chánh đến khu Nội Đình). Nơi ăn ở, sinh hoạt của Hoàng Quí Phi và các phi tần thuộc khu Nội Cung (Cung Khôn Thái), ở phía đông là khu vực phục vụ việc ăn uống, sức khỏe và giải trí của vua, bao gồm Thượng Thiện đường, Thái Y viện, Duyệt Thị Đường, vườn Thiệu Phương, vườn Ngự Uyển.

Bản tin số 10/2006

Chủ đề:
Tag:
loading
Các tin khác

Đà Nẵng - nơi 'hẹn hò' với những cây cầu nổi tiếng đôi bờ sông Hàn

Có người đã ví mỗi chuyến du lịch đến miền đất mới như một cuộc hẹn hò. Và trong chuyến khám phá thà ...

  06/07/2020 17:44

'Để quên con tim' ở Quy Nhơn

Quả thật, nếu bạn chưa một lần đến Quy Nhơn, đi loanh quanh và khám phá một Kỳ Co nước xanh như ngọc ...

  02/07/2020 15:35

Trải nghiệm đẳng cấp cùng du thuyền trên biển

Giờ đây, du lịch nghỉ dưỡng không chỉ đơn giản là nghỉ ngơi, thư giãn trong không gian sang trọng củ ...

  01/07/2020 16:53

Cùng hội bạn thân 'du hí' Đà Lạt

Đã bao lâu rồi bạn chưa “hẹn hò” cùng hội bạn thân tại Đà Lạt, nhất là sau những ngày cách ly dài nh ...

  16/06/2020 17:11

6 thiên đường biển tuyệt đẹp cho chuyến du lịch mùa hè

Giữa tiết trời oi ả, bạn chỉ muốn “trốn” đến vùng biển xanh biếc, đắm mình trong làn nước mát hay đó ...

  12/06/2020 16:30

Check-in 'sang chảnh' tại các khu nghỉ dưỡng nổi tiếng ở Phú Quốc

Mỗi lần nghĩ tới du lịch, lý do gì thôi thúc bạn? Đi để trải nghiệm, đi để xả stress, đi để có hình ...

  09/06/2020 16:55
pin