Kinh Bắc - rộn ràng mùa hội làng

“Tháng Giêng là tháng ăn chơi” - Có vẻ như câu thơ khuyết danh này đang rất đúng với đa số các làng quê Bắc Bộ thời hiện tại. Bởi hầu như làng nào cũng có hội, và sau Tết, các Hội làng bắt đầu rộn rã.

  04/02/2009 16:03




Hội làng Choá (Bắc Ninh) chỉ diễn ra đúng một ngày, đó là Mùng Sáu Tết. Tương truyền rằng, ngôi đền của làng Choá là thờ bà Chúa dâu tằm - người khai phá ra nghề trồng dâu nuôi tằm ở nơi đây. Và hàng năm, Làng tổ chức rước kiệu, tế lễ để tưởng nhớ về bà và ngày Mùng Sáu Tết âm lịch.
 
Hai mươi năm trước, vào những năm thập niên 80, làng Choá nổi tiếng với nghề trồng dâu nuôi tằm. Ngày ấy, còn có cả một Trại tằm của Nhà nước năm ở ven đê cuối làng, nơi giáp với những bãi bồi ven sông Cầu bạt ngàn cây dâu quanh năm xanh tốt. Trại tằm hàng năm sản xuất ra hàng chục tấn kén và được quay tơ ngay tại chỗ để chế biến ra tơ đũi xuất khẩu.
 
Ngoài Trại tằm của Nhà nước, dân làng Choá hầu như nhà ai cũng trồng dâu nuôi tằm. Dâu được trồng ở bãi soi, bãi ải và các khu ruộng trên cao. Nhà nào cũng có khoảng chục nong tằm, được nuôi trên cũi tre. Vào đúng dịp tằm chín, các con ngõ thơm phức mùi kén tằm; nong, né treo đầy dây phơi, móc cả lên cây bưởi, cây mít, tựa vào tường bếp, tràn ngập các lối đi. Vào mùa ấy, dân “phe” kén đến đầy làng. Chỗ nào cũng thấy người mua kén, rộn ràng, tấp nập. Tuy nhiên, khi kinh tế thị trường mở ra, dân làng Choá cũng chạy theo buôn bán, không ai còn tỉ mỉ nuôi tằm nữa, nhưng Lễ hội Mùng Sáu Tết thờ bà chúa dâu tằm thì vẫn còn giữ được, bởi nó đã thành “Lệ làng”, và ngày càng được coi trọng.
 
Vào Mùng Bốn Tết hàng năm, lễ rước nồi hương được diễn ra. Làng Choá giờ tách thành hai làng nhỏ, gọi là Choá Trên và Choá Dưới. Làng nào cũng đủ đình, chùa, miếu mạo và thờ chung ngôi Đền Choá. Ngày Mùng Bốn Tết, cả hai làng đều tổ chức rước nồi hương từ Đình lên Đền. Sau đó, các Ông Đám làm lễ trong suốt những ngày sau đó, đến tận Mùng Sáu “chính Hội”.

 
 Đi đầu đoàn rước bao giờ cũng là đội cờ Hội.

Mùng Sáu Tết. Từ sáng sớm, tiếng loa phóng thanh đã rộn rã những câu quan họ. Đó là tiếng hát của các thuyền quan họ trên Hồ trước Đền Choá. Năm nào cũng thế, ngày Hội làng bao giờ cũng có rước trên đường và hát quan họ dưới thuyền. Quan họ hai làng thi nhau hát, khách trên bờ thỉnh thoảng cũng giao lưu vài bài quan họ, hoặc thậm chí là dân ca ba miền. Bao giờ “làng anh” cũng hát trước, đám quan họ “làng em” ngồi trên bờ, nón, áo xênh xang chờ đến lượt. Không nôn nóng, họ ngồi trên bờ hồ cạnh mép nước, í a hát theo những canh hát trên thuyền của “làng anh”.

Thế nhưng, đám rước mới thực sự là “nhân vật chính” trong ngày Lệ làng. Từ sáng sớm, các thanh niên trai tráng trong làng được chọn vào đội rước có mặt ở Đình làng. Những người được chọn rước phải đủ tiêu chuẩn về tuổi “17 bẻ gãy sừng trâu”. Tức là ở nhóm tuổi từ 17 đến 20, chưa lập gia đình. Các thanh niên này trong suốt các ngày Tết âm lịch không được ăn tỏi, phải tắm nước lá thơm trước ngày Lệ làng. Nhìn anh chàng nào cũng khôi ngô tuấn tú, áo the đen thắt dây lưng điều, đầu đội khăn xếp đen nhìn đúng “chất” anh Hai quan họ.
 
 
 Chỉ "trai tơ" mới được chọn để rước kiệu

Quá Ngọ, đám rước mới được bắt đầu. Tiếng kèn ta, tiếng trống hội rộn rã. Đi đầu là đoàn cầm cờ hội, rồi đến phường bát âm và sau đó là các kiệu bỏng, bánh dày… tiếp theo là các Phật tử áo hồng, áo đỏ và hội thanh đồng. Suốt dọc đường từ Đình lên Đền Choá, dân ven đường đều mở cửa, đặt lễ trước nhà để đón lộc vào nhà. Nhà nào cũng có một mâm lễ, có thể lễ mặn hoặc lễ chay. Nhưng gạo, rượu và tiền thì lễ nào cũng có. Họ tâm niệm rằng, mình càng thành kính thì càng được nhiều lộc, chính vì vậy, nhiều gia đình làm mâm lễ rất cầu kỳ.
 
 
 Trên đường thì đám rước, dưới thuyền Quan họ cũng vào canh hát chính.

Khi đám rước lên đến Đền Choá cũng là lúc Quan họ vào canh hát chính, rộn ràng nhất, say đắm nhất và người trảy hội cũng đông nhất. Trên Đền, các ông Đám bắt đầu làm lễ, tiếng trống thì thùng hoà cùng tiếng kèn, nhị tạo nên một âm thanh vừa rộn rã, vừa thân quen nhưng vẫn tạo cảm giác linh thiêng. Dưới thuyền, quan họ đang trao duyên thắm thiết, tiếng hát thánh thót; vang, rền, nền, nảy của những anh Hai, chị Ba làm lòng người thêm rạo rực. Chỉ ngày mai thôi, họ lại cởi bỏ hết xiêm y trở về là anh, chị nông dân hiền lành chất phác, lại bắt tay vào một vụ lúa mới, với niềm tin sẽ có một mùa bội thu, mà niềm tin ấy, có thể bắt nguồn từ sự linh thiêng của ngày Hội làng.

 
 Trống Hội không thể thiếu trong đám rước
 
 Kiệu bỏng, bánh dày (được làm từ gạo quê)

 Kiệu nào cũng có tán, lọng che hai bên
 
 Các cụ "thanh đồng" xúng xính áo lễ
 
 Quan Họ "làng em" chờ đến lượt...xuống thuyền.

 
 "Làng anh" vẫn đang mải mê hát
 
 Đền làng Choá ẩn mình trong những lùm cây cổ thụ. Trước mặt là hồ nước xanh trong.

(Nguồn: VnMedia)
Chủ đề:
Tag:
loading
Các tin khác

Đà Nẵng - nơi 'hẹn hò' với những cây cầu nổi tiếng đôi bờ sông Hàn

Có người đã ví mỗi chuyến du lịch đến miền đất mới như một cuộc hẹn hò. Và trong chuyến khám phá thà ...

  06/07/2020 17:44

'Để quên con tim' ở Quy Nhơn

Quả thật, nếu bạn chưa một lần đến Quy Nhơn, đi loanh quanh và khám phá một Kỳ Co nước xanh như ngọc ...

  02/07/2020 15:35

Trải nghiệm đẳng cấp cùng du thuyền trên biển

Giờ đây, du lịch nghỉ dưỡng không chỉ đơn giản là nghỉ ngơi, thư giãn trong không gian sang trọng củ ...

  01/07/2020 16:53

Cùng hội bạn thân 'du hí' Đà Lạt

Đã bao lâu rồi bạn chưa “hẹn hò” cùng hội bạn thân tại Đà Lạt, nhất là sau những ngày cách ly dài nh ...

  16/06/2020 17:11

6 thiên đường biển tuyệt đẹp cho chuyến du lịch mùa hè

Giữa tiết trời oi ả, bạn chỉ muốn “trốn” đến vùng biển xanh biếc, đắm mình trong làn nước mát hay đó ...

  12/06/2020 16:30

Check-in 'sang chảnh' tại các khu nghỉ dưỡng nổi tiếng ở Phú Quốc

Mỗi lần nghĩ tới du lịch, lý do gì thôi thúc bạn? Đi để trải nghiệm, đi để xả stress, đi để có hình ...

  09/06/2020 16:55
pin