Hào Khí Của Võ Tây Sơn

Không phải ngẫu nhiên mà vùng đất Tây Sơn (Bình Định) trở thành đất võ để rồi từ già đến trẻ, võ học đã trở thành máu, thịt không thể dứt rời.
Nhắc đến Bình Định, người ta thường nghĩ đến câu ca dao:
“Ai về Bình Định mà coi
Con gái Bình Định múa roi, đi quyền”

  14/03/2007 16:37

Thực vậy, chỉ riêng triều Tây Sơn đã có biết bao nữ tướng sánh cùng các đấng tu mi nam tử cung kiếm ngày đêm trên yên ngựa dọc ngang chốn sa trường. Tiêu biểu như đốc tướng Bùi Thị Xuân người làng Xuân Hòa, nay thuộc xã Bình Phú, huyện Tây Sơn, hay là nữ tướng Trần Thị Lan (hiệu Ngọc Yến), người thôn Trường Định, huyện Tuy Viễn (em bà Trần Thị Huệ – vợ Nguyễn Nhạc)…

Đối với vùng đất Bình Định, lịch sử ra đời của võ học có từ khoảng thế kỷ XV, XVI với hai thế quyền và roi. Sau đó, có thêm các thế đòn và binh khí mới như Song sĩ, Đao, Kiếm, Siêu, Thương, Xà mâu, Đinh ba, Bừa cào, Lăng, Khiên, Song chùy, Dây xích, Cung, Ná, Nỏ… Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, võ Tây Sơn Bình Định cũng có lúc thịnh - suy, nhưng rực rỡ nhất có lẽ là thời Tây Sơn Tam kiệt.

Trước khi nói đến võ Bình Định, có lẽ chúng ta cần biết thêm về nghề buôn trầu ở đây. Có vẻ như không có sự liên quan gì nhưng đó chính là một lý do rất quan trọng để giữ lửa cho “nghiệp” võ Bình Định. Đó là vì trước đây, Bình Định là vùng đất có truyền thống về nghề buôn hàng chuyến, trong đó trầu là một trong những món hàng rất được nậu nguồn ưa chuộng. Những chuyến hàng thường đi dài ngày qua những địa hình đồi núi hiểm trở, luôn xuất hiện nạn cướp đường vì vậy, ai ai cũng phải ra sức luyện tập để bảo vệ hàng hóa của mình. Nối tiếp truyền thống của Ông nội – Hồ Lang, và cha là Hồ Phi Phúc, anh hai Nhạc (tức Nguyễn Nhạc) cũng theo nghề buôn trầu nguồn, chính vì giỏi võ nghệ và có chí do đó ông đã tập hợp được một đội quân tài giỏi để vùng lên khởi nghĩa dưới ngọn cờ Tây Sơn.
Sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi lấy hiệu là Gia Long, võ Tây Sơn dần dần bị thu hẹp và chỉ còn hoạt động ở qui mô nhỏ hẹp - gia đình, trống trận Tây Sơn cũng không còn được ầm vang, rền rã trong các dịp đại lễ nữa. Nhưng đến năm 1867 - thời vua Tự Đức, đứng trước nạn ngoại xâm (quân Pháp xâm chiếm nước ta), vua cho mở trường thi Hương võ Bình Định tại thôn An Thành, tổng Thời Đôn, huyện Tuy Viễn, phủ An Nhơn (nay là thôn An Thành, xã Nhơn Lộc huyện An Nhơn, Bình Định), nhằm tuyển chọn võ nhân. Đến thời vua Hàm Nghi, một lần nữa võ Bình Định lại có dịp giúp nước dưới chiếu Cần Vương, được chỉ huy bởi người con Bình Định - Mai Xuân Thưởng.

Ngày nay, tuy không còn được trực tiếp chứng kiến những sự kiện lịch sử nhưng mỗi khi xem võ nhân Bình Định trỗi điệu trầm hùng của nhạc võ Tây Sơn, những đòn roi dứt khoát, nhanh, gọn của những cô gái duyên dáng, chúng ta như cảm nhận đâu đó khí thế hừng hực của một thời, của những nữ tướng, của những anh hùng góp máu xương gìn giữ quê hương tươi thắm cho hôm nay.

Bản tin số 12/2006

Chủ đề:
Tag:
loading
Các tin khác

Đà Nẵng - nơi 'hẹn hò' với những cây cầu nổi tiếng đôi bờ sông Hàn

Có người đã ví mỗi chuyến du lịch đến miền đất mới như một cuộc hẹn hò. Và trong chuyến khám phá thà ...

  06/07/2020 17:44

'Để quên con tim' ở Quy Nhơn

Quả thật, nếu bạn chưa một lần đến Quy Nhơn, đi loanh quanh và khám phá một Kỳ Co nước xanh như ngọc ...

  02/07/2020 15:35

Trải nghiệm đẳng cấp cùng du thuyền trên biển

Giờ đây, du lịch nghỉ dưỡng không chỉ đơn giản là nghỉ ngơi, thư giãn trong không gian sang trọng củ ...

  01/07/2020 16:53

Cùng hội bạn thân 'du hí' Đà Lạt

Đã bao lâu rồi bạn chưa “hẹn hò” cùng hội bạn thân tại Đà Lạt, nhất là sau những ngày cách ly dài nh ...

  16/06/2020 17:11

6 thiên đường biển tuyệt đẹp cho chuyến du lịch mùa hè

Giữa tiết trời oi ả, bạn chỉ muốn “trốn” đến vùng biển xanh biếc, đắm mình trong làn nước mát hay đó ...

  12/06/2020 16:30

Check-in 'sang chảnh' tại các khu nghỉ dưỡng nổi tiếng ở Phú Quốc

Mỗi lần nghĩ tới du lịch, lý do gì thôi thúc bạn? Đi để trải nghiệm, đi để xả stress, đi để có hình ...

  09/06/2020 16:55
pin