Nhật ký đoàn Presstrip Nhật Bản ngày 31/5/2011: Khâm phục tinh thần thép của người Nhật

Thành phố Kobe là điểm dừng chân sau cùng của đoàn nhà báo Việt Nam tại Nhật Bản. Thời tiết hôm nay khá tốt, đoàn chúng tôi lên đường tham quan cây cầu dây văng Akashi Kaikyo Ohashi – hay còn có tên gọi là cầu ngọc trai.

  13/06/2011 13:18
Trước đây, người dân Nhật từ đảo Honshu muốn qua đảo Shikoku (hoặc ngược lại) đều phải đi bằng phà, tuy nhiên trong một lần xảy ra tai nạn đường thủy, hàng trăm em học sinh phải qua đời tại eo biển này. Đau buồn và bức xúc trước thảm cảnh đó, chính phủ Nhật Bản đã lên kế hoạch và quyết định cho xây dựng cây cầu dây văng nối liền hai đảo Honshu và Shikoku. Năm 1998, cầu Akashi Ohashi được khánh thành có chiều dài gần 4 km,  với lối thiết kế bao gồm các tính năng chống động đất, bão, và sóng. Dây cáp của cầu Akashi Kaikyo Ohashi có đường kính 112 cm được phối hợp từ 36.830 dây thép nhỏ. Anh HDV Mạnh Cường cho biết nếu tính chiều dài của những dây thép nhỏ để thực hiện chiếc cầu, thì có thể tương đương với chu vi một vòng trái đất. Chi phí để hoàn tất cây cầu dây văng khổng lồ này tại thời điểm khánh thành cầu khoảng 5 tỉ USD.
Dừng chân tại trạm thông tin của cây cầu để tham quan, chúng tôi thầm ngưỡng mộ trước sự phát triển kinh tế như vũ bão của xứ sở này, từ một nước nông nghiệp, bốn bề là biển cả mà giờ đây, Nhật Bản đã trở thành cường quốc công nghiệp nhất nhì thế giới. Điều đó đã góp phần tạo nên những công trình xây dựng vĩ đại, không chỉ một cây cầu Akashi Kaikyo được xem là biểu tượng nổi tiếng của ngành xây dựng cầu Nhật Bản mà còn rất rất nhiều công trình khác …
Rời cầu dây văng, chúng tôi đến Viện bảo tàng tưởng niệm về thiên tai động đất  - nơi tái hiện toàn cảnh trận động đất kinh hoàng xảy ra ở Kobe vào năm 1995. Toàn bộ viện bảo tàng được xây dựng theo cấu trúc chống rung động mạnh nhằm hạn chế tối đa thiệt hại khi xảy ra động đất - một lối xây dựng kiểu mẫu được người Nhật áp dụng hiện nay. Chúng tôi được bà Misuyo Sibusawa – tình nguyện viên nói Tiếng Anh khá tốt - hướng dẫn tham quan viện bảo tàng. Đầu tiên, chúng tôi vào phòng chiếu phim tư liệu tái diễn thảm họa của trận động đất năm 1995. Trước khán phòng là chiếc đồng hồ treo tường dừng lại ở con số “5 giờ 46 phút” – thời khắc kinh hoàng mà những người dân Kobe may mắn sống sót - sẽ không khỏi kinh hoàng khi nhắc tới thảm họa này xảy ra cách đây 16 năm. Lần lượt hiện ra trước mắt chúng tôi là những khu thương mại, cao ốc, nhà dân, cầu đường, tàu cao tốc, đang oằn mình, và sụp đổ. Chỉ trong thoáng chốc, một thành phố bình yên, thịnh vượng bỗng trở thành hoang tàn và tang tóc. Nếu không biết trước đây là phim tài liệu về thảm họa động đất – một sự thật đã xảy ra, và xoáy vào hàng triệu trái tim của người Nhật thì chúng tôi tưởng rằng mình đang xem những thước phim do một đạo diễn danh tiếng nào đó ở Hollywood dàn dựng. Nói như vậy để cho thấy rằng, “Nỗi đau và sự mất mát quá lớn!”, tương tự như những thảm cảnh chúng tôi xem trên các bộ phim Mỹ, giờ đây đó không là phim, mà là sự thật. Là những người khách từ đất nước xa xôi đến đây, chúng tôi không khỏi bùi ngùi khi xem đoạn phim tư liệu vừa rồi.
Trong khán phòng, ngoài đoàn Presstrip Vietravel, còn có rất nhiều học sinh trung học được thầy cô đưa đến đây tham quan, có thể đây là tiết học ngoại khóa của các em. Điều đó, cho thấy người Nhật khá thực tế, biết nhìn thẳng vào nỗi đau và tìm cách đứng lên sau đó. Xây dựng viện bảo tàng, đưa các em học sinh và người dân Nhật ở những vùng khác đến tham quan, và học hỏi cách hạn chế rủi ro khi động đất là một minh chứng. Qua tiết học ngoại khóa, các em sẽ biết cách giảm thiểu những thiệt hại, tai nạn khi xảy ra động đất, và luôn có tinh thần chủ động trước khó khăn. Trong viện bảo tàng còn trưng bày rất nhiều tàn tích còn sót lại sau trận động đất năm ấy, cũng như những tặng vật từ những quốc gia trên thế giới chung tay góp sức chia sẻ phần nào mất mát của người Nhật. Đặc biệt nhất là phần giới thiệu của bà Misuyo Sibusawa khi so sánh quang cảnh Kobe sau khi xảy ra động đất 1995, và Kobe ngày nay. Những hoang tàn, đổ nát hiện lên một bên của màn hình, phần còn lại là những công trình cũ đã được thay thế với qui mô lớn, hiện đại hơn. Điều đó cho thấy ý chí, nghị lực vươn lên của người Nhật trong khó khăn mạnh mẽ như thế nào…
Rời viện bảo tàng trong sự khâm phục về lối sống và cách giáo dục của người Nhật, chúng tôi lên đường thưởng thức món đặc sản nổi tiếng bò Kobe. Bò Kobe không nuôi theo cách công nghiệp đại trà như ở những quốc gia khác mà được các chủ trang trại chăm sóc, nuôi dưỡng rất kỹ. Mỗi người chủ chỉ nuôi một số lượng bò nhất định để có thể đảm bảo được chất lượng bò sau khi trưởng thành sẽ bán ra với mức giá cao nhất. Ở đây, người ta chú trọng đến chất lượng chứ không đặt nặng về số lượng bò được bán ra, do đó, đôi khi giá một chú bò đạt chuẩn được bán với giá rất đắt. Dưới bàn tay thoăn thoắt, điêu luyện khi tiến hành các bước chế biến món bò Kobe của vị đầu bếp, chỉ trong 5 phút, chúng tôi đã thưởng thức món đặc sản này, hương vị thơm nồng và thớ thịt khá mềm hòa cùng men cay của ly bia lạnh làm cho cả đoàn phải tấm tắc khen. Quả là “danh bất hư truyền”!
Chia tay “thành đồng động đất” Kobe, chúng tôi trở lại Osaka. Chiều tối là khoảng thời gian để mọi người trong đoàn mua sắm ít quà về tặng gia đình và bạn bè. Để tạo điều kiện thuận lợi cho đoàn nhà báo nói riêng, và du khách Vietravel nói chung, công ty đã đặt khách sạn ngay tại trung tâm mua sắm Shinsaibashi. Vào đây, chúng tôi gần như bị lạc lối với vô vàn các mặt hàng: mỹ phẩm, thời trang, đồ điện tử, bánh kẹo … Dù ở ngay giữa Nhật Bản thứ gì cũng đắt đỏ, nhưng nếu chịu khó săn hàng, có khá nhiều mặt hàng phù hợp với khả năng chi tiêu của người Việt Nam.
Tạm biệt Nhật Bản, tạm biệt đất nước của những người bình thường nhưng ý chí quật cường như những chiến binh Samurai thời hiện đại. Dù mới xảy ra thiên tai, động đất, nhưng đất nước Nhật Bản đã đi vào ổn định, nhịp sống đã sôi động trở lại, và các cơ quan chức năng ngành du lịch nước này đang có những chính sách mở nhằm thu hút du khách quay lại đây nhiều hơn. Đây là một tín hiệu vui cho du khách quốc tế nói chung, và du khách Việt Nam nói riêng để đến, tìm hiểu về đất nước nổi tiếng về nhiều phong cảnh đẹp, kỳ thú, lối sống hiện đại tồn tại bên cạnh những truyền thống cổ xưa. Và trên hết là nụ cười hiền hòa mến khách của người dân địa phương luôn hiện hữu trên môi như lời chào đón du khách đến từ khắp năm châu.
 
Sau đây là một số hình ảnh trong chuyến tham quan ngày 31/5/2011:
 
 
Cầu dây văng  Akashi Ohashi
 
 
Mặt cắt của dây cáp cầu dây văng
 
 
 
Thông số kỹ thuật của cây cầu Akashi Ohashi
 
 
 
 
 
 
Quang cảnh cảng Kobe
 
 
 
 
 
Phía trước Viện bảo tàng tưởng niệm về thiên tai động đất
 
 
 
 
 
Đặc sản bò Kobe
 
 
 
Khu mua sắm Shinsaibashi ở Osaka
 
Bài: P. Truyền thông, ảnh Trần Đoàn Thế Duy
Chủ đề:
Tag:
loading
Các tin khác

Cùng Vietravel săn tour giá tốt giảm đến 20 triệu đồng tại Ngày hội Du lịch TP.HCM 2024

Đồng hành cùng sự kiện Ngày hội Du lịch TP.HCM 2024 trong khoảng thời gian từ 4/4 - 7/4/2024 tại Khu ...

  29/03/2024 16:18

Hành trình hỏa xa “Kết nối di sản miền trung” lần đầu tiên đưa đoàn khách của Vietravel phiêu lưu đến 3 tọa độ hot

Sáng ngày 26/03/2024, đoàn tàu du lịch “Kết nối di sản miền Trung” chỉ chạy chuyên tuyến Huế - Đà Nẵ ...

  27/03/2024 11:26

Gần 200 du khách khởi hành đến Takamatsu trên chuyến bay thuê bao nguyên chuyến đầu tiên của Vietravel và Vietravel Airlines

Tối 16/03, Vietravel và Hãng hàng không Vietravel Airlines đã tổ chức chuyến bay charter (thuê bao n ...

  19/03/2024 14:43

Gần 200 du khách khởi hành đến Takamatsu trên chuyến bay thuê bao nguyên chuyến đầu tiên của Vietravel & Vietravel Airlines

Vào ngày 17/03/2024, Công ty Du lịch Vietravel và Hãng hàng không Vietravel Airlines đã tổ chức chuy ...

  17/03/2024 14:02

Giải pháp để ngành du lịch tạo đột phá

Theo các doanh nghiệp du lịch, số lượng du khách tại Việt Nam tăng mạnh nhưng khách đi tour không tă ...

  15/03/2024 10:34

Thử tài “bắt hoa bay” cùng Vietravel: Chơi minigame là có quà

Hành trình khám phá mùa hoa Thế giới 2024 của Vietravel đã bắt đầu rôm rả kể từ sau Tết Nguyên đán. ...

  08/03/2024 16:57
pin