Du Xuân miền Bắc, ăn Tết Nguyên Đán cùng người H’Mông

Hòa chung không khí đón Tết âm lịch, ngày nay phần lớn người H’Mông ở vùng cao không còn đón Tết cổ truyền theo lịch riêng của họ. Hoạt động đón Tết Nguyên Đán của người H’Mông diễn ra từ ngày 28 tháng Chạp đến ngày 02 tháng Giêng âm lịch với nhiều nghi lễ độc đáo chờ đón bạn cùng tham gia. Lập kế hoạch du Xuân miền Bắc ăn Tết Nguyên Đán cùng người H’Mông thôi nào bạn ơi!

  07/12/2022 16:50
Nét độc đáo trong phong tục đón Tết của người H’Mông

Khác với người Kinh, Tết Nguyên Đán của người H’Mông không bắt đầu bằng phút giao thừa trong đêm 30 mà luôn bắt đầu khi tiếng gà đầu tiên cất lên vào sáng sớm mùng một. Theo quan niệm, sau tiếng gà gáy đêm giao thừa nếu con chó phát ra tiếng kêu đầu tiên thì năm đó sẽ làm ăn phát đạt. 

Người H’Mông có nghi thức lấy nước cầu mùa rất thiêng liêng vào đêm Giao thừa. Khi kim đồng hồ điểm năm mới, họ mang theo cơm đến mời thần mó nước về ăn Tết và cầu xin cho năm mới nguồn nước dồi dào cho cuộc sống và sản xuất.

Trung tuần tháng Chạp, đồng bào bắt tay vào dọn dẹp nhà cửa, sân vườn ngăn nắp sạch sẽ… và dán giấy niêm phong tất cả công cụ sản xuất. Trong ba ngày Tết chính, công cụ lao động được đưa lên bàn thờ với ngụ ý tri ân “người cộng sự” đã giúp đỡ đắt lực cho quá trình sản xuất cả một năm qua. Sau đó, họ đến nhà nhau để chúc Tết, cùng thưởng thức bữa ăn truyền thống và trò chuyện vui vẻ.

Ngày Tết của người H’Mông còn được xem là ngày hội đoàn kết của dân tộc. Đây là cơ hội để cộng đồng gắn kết, gần gũi và hiểu nhau hơn, cùng chung tay xây dựng và phát triển bản mường. Tại các sân vận động, trẻ em cười rộn rã hòa mình vào các trò chơi truyền thống như đánh cù, đẩy gậy, đánh cầu lông gà… Vào dịp này, nam thanh nữ tú trong làng tham gia ném pao để tìm hiểu lẫn nhau, kết tóc se duyên vợ chồng.

Đặc biệt, không thể không nhắc đến lễ hội cầu phúc trong ba ngày Tết (hoặc 9 ngày nếu 3 năm mới tổ chức một lần). Trong ngày này, cộng đồng người H’Mông cùng dựng cây nêu lớn ở bãi cỏ đầu làng cầu an lành hạnh phúc, mùa màng tốt tươi, súc vật mạnh khỏe, con cháu đông đàn… Sau phần lễ là màn hát giao duyên và các trò chơi đón Tết. Đây là lệ hội lớn nhất trong năm của cộng đồng người H’ Mông và thể hiện đậm nét đặc trưng văn hóa dân tộc trong những ngày xuân về.

Bật mí thú vị trong những ngày Tết của người H’Mông
 

+ Trong các nghi lễ, không thể thiếu gà trống vì đây là linh vật tượng trưng cho thần mặt trời ban phát ánh sáng và sự sống.
+ Trong ba ngày Tết, người H’Mông kiêng kỵ: không giẫm chân lên bếp lò, không dùng nước làm tắt lửa trong bếp, kiêng ăn bánh dày nướng, không thổi lửa trong ba ngày đầu năm, phụ nữ kiêng đi cửa chính, không cho tiền và nhận tiền…
+ Theo quan niệm, việc chan canh vào ăn cùng cơm trong ba ngày đầu năm sẽ dẫn đến mất mùa. Đó là lí do món canh chỉ xuất hiện trong mâm cơm của người H’Mông sau ngày mùng ba Tết.
+ Trong ba ngày Tết, nếu gia chủ người H’Mông buôn bán được vật gì đó thì đối với họ đó là một năm tràn đầy may mắn, buôn may bán đắt, làm ăn phát đạt.

Những món ăn không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết của người H’Mông

Bánh dày
 

Người H’Mông quan niệm bánh dày tượng trương cho mặt trăng, mặt trời, là khởi thủy cho ngọn nguồn mọi sự vật nên đây là món bánh không thể thiếu trong bữa ăn ngày Tết. Nguyên liệu chế biến bánh dày được lựa chọn cẩn thận từ gạo nương thơm, nấu chín rồi giã trong máng gỗ khi còn nóng. Việc giã bánh gạo làm bánh dày cũng hết sức công phu và “kén chọn người”. Bởi lẽ không phải ai cũng có sức làm công việc cần sự dẻo dai. Thường thì những thanh niên khỏe mạnh trong làng được chọn giã bánh. Phụ nữ làm công việc nhào nặn nên những chiếc bánh dày vừa thơm ngon, vừa đẹp mắt. Sau khi mẻ bánh đầu tiên được gia chủ đưa lên bàn thờ cúng tổ tiên, mọi người quay quần nói cười rôm rã chờ bánh chín rồi chia nhau hoặc dùng làm quà chúc Tết.

Thịt gà và thịt lợn

Mâm cỗ ba ngày Tết của người H’Mông không thể thiếu thịt gà và thịt lợn. Cũng như việc giã bánh dày, cả gia đình mỗi người một việc, ai cũng hứng khởi vui vẻ nói cười, tất bật chuẩn bị món ăn cho ba ngày Tết đầm ấm, vui vẻ. Trong bữa ăn đầu năm của đồng bào người H’Mông, thường chỉ toàn bánh và thịt. Phải sau ngày mùng ba Tết, bữa cơm mới phong phú đầy đủ hơn với bát canh hay đĩa rau xanh đi kèm.


Rượu ngô

Mâm cơm của người H’Mông luôn luôn có chai rượu ngô. Có lẽ đây là thức uống truyền thống không thể thiếu trong bữa ăn năm mới của con người nơi đây. Ai đã từng ngồi chung bàn, ăn chung bữa với gia đình người H’Mông thì mới biết họ độc đáo và đáng quý đến nhường nào. Trong bữa, việc mời rượu là chuyện thường thấy, thậm chí rất nồng nhiệt tuy nhiên không bao giờ gượng ép mà tùy tửu lượng từng người, rất thoải mái và vui vẻ.
(Nguồn ảnh: Sưu tầm)
-
THAM KHẢO TOUR DU LỊCH MIỀN BẮC tại đây: https://vietravel.ink/MienBac
loading
Các tin khác

Top 5 địa điểm du lịch hè này? Singapore vào top điểm đến không thể bỏ qua ở Đông Nam Á

Địa điểm du lịch hè. Địa điểm du lịch Singapore. Du lịch Thái Lan. Du lịch Philippines. Du lịch Indo ...

  01/06/2023 11:00

Gợi ý du lịch Phú Quốc khám phá Grand World, VinWonders và Safari trọn vẹn nhất

Du lịch Phú Quốc nên đi đâu? Phú Quốc được biết đến là thiên đường du lịch ở miền Nam, có nhiều bãi ...

  03/02/2023 11:55

Tháng Giêng đi du lịch ở đâu? Gợi ý 5+ địa điểm du lịch An Giang không thể bỏ lỡ

An Giang được thiên nhiên ưu ái ban tặng với quang cảnh núi non hùng vĩ, đồng mạ non bạt ngàn, những ...

  05/01/2023 17:00

Ngày xuân du lịch Brunei lấy vía sự giàu sang

Tuy có diện tích khiêm tốn nhưng Brunei là nơi đáng để đến bởi vô vàn cảnh đẹp, từ những hồ nước, nh ...

  28/12/2022 14:23

Ngỡ ngàng vẻ đẹp kỳ diệu của mùa xuân Kazakhstan

Kazakhstan vốn được mệnh danh là “trái tim Âu - Á” làm mê mẩn hàng triệu du khách trên khắp thế giới ...

  28/12/2022 10:35

Ngắm cảnh đẹp Hàn Quốc mùa xuân - Những địa điểm không nên bỏ qua

Hàn Quốc là một vùng đất lãng mạn, thú vị trong từng cung đường khám phá. Xuân, Hạ, Thu, Đông rồi lạ ...

  26/12/2022 16:50
pin