Du lịch Tây Nam Bộ chung vui lễ hội Ok Om Bok

Những ngày này, đồng bào Khmer ở khắp các tỉnh vùng Tây Nam Bộ đang tất bật chuẩn bị cho lễ hội Ok Om Bok - một trong những lễ hội quan trọng nhất của người dân tộc Khmer, được tổ chức vào ngày 14 và 15 tháng 10 âm lịch hàng năm. Du lịch Tây Nam Bộ mà đặc biệt là Trà Vinh hay Sóc Trăng dịp này, bạn sẽ được dịp hòa mình cùng không khí vui tươi, trải nghiệm các hoạt động đặc sắc.

  04/10/2022 10:45
Ok Om Bok là lễ hội tưng bừng nhất và được chờ đợi nhiều nhất trong năm. Lễ hội này còn được biết đến với 2 tên gọi khác là lễ Cúng Trăng hay “Đút cốm dẹp" của dân tộc Khmer Nam Bộ. Lễ hội Ok Om Bok năm nay được tổ chức vào ngày 14 – 15/10 âm lịch, nhằm ngày 7 – 8/11 dương lịch.

Ý nghĩa của lễ hội Ok Om Bok đối với đồng bào Khmer Nam Bộ

Đối với người Khmer, mặt trăng được xem như một vị Thần cai quản thời gian, thủy triều và thời tiết, điều tiết mùa màng, giúp họ làm ăn khá giả trong năm nên trong ngày này mọi nhà đều tham gia lễ Cúng Trăng (lễ hội Ok Om Bok). Vì thế, sau khi mùa mưa kết thúc, người dân sẽ tổ chức Lễ hội Ok Om Bok để chào đón mùa khô và thành kính tạ ơn Thần Mặt Trăng đã ban mưa cho họ để mùa màng tốt tươi, bội thu.

Lễ hội Ok Om Bok được tổ chức định kỳ hàng năm, thể hiện niềm tin của cộng đồng người Khmer, cùng đồng thời là cách gìn giữ những giá trị văn hóa lâu đời. hoạt động thu hút nhiều du khách nhất của lễ hội Ok Om Bok. 

Các nghi lễ và lễ vật cúng trăng ngày lễ hội

Đêm hội Cúng Trăng là điểm nhấn chín của lễ hội này. Nghi thức cúng trăng được thực hiện vào lúc mặt trăng vừa nhô lên khỏi ngọn cây, khi đó có một số vị cao niên uy tín được cử ra thay mặt cho 143 ngôi chùa và toàn thể đồng bào Khmer trong tỉnh tiến hành. Vật phẩm là những sản phẩm nông nghiệp vừa thu hoạch như cốm dẹp, khoai, chuối, dừa, mía… dâng lên Thần Mặt Trăng, Thần Nước, Thần Đất Đai để tạ ơn vì trong quá trình lao động sản xuất, con người đã làm tổn hại, ô uế các vị thần này. Sau khi nghi thức cúng trăng kết thúc, những chiếc đèn gió được đốt và thả lên trời cao.

Theo đó, các em nhỏ, sau khi cúng, sẽ được chủ lễ đút cốm dẹp và một ít thức ăn khác vào miệng, đồng thời cũng được vỗ nhẹ vào lưng và hỏi về những mong muốn của mình. Các ước muốn của mầm non sẽ là niềm tin và động lực cho người lớn vào năm tới. Sau đó, tất cả cùng quây quần thưởng thức lễ vật, ca hát, vui chơi.

Những ngày này, khắp các vùng có đông đồng bào Khmer ở Trà Vinh, Sóc Trăng… đâu đâu cũng tràn ngập không khí lễ hội, tiếng trống Sa-dăm, nhạc ngũ âm vang lên từ các chùa. Trong khi các điểm sinh hoạt cộng đồng lại sôi nổi các trò chơi dân gian, chương trình văn nghệ cả hai thứ tiếng Việt-Khmer, thể thao thanh niên dân tộc, ẩm thực đặc trưng dân tộc Khmer.

Hội đua ghe Ngo

Theo phong tục cổ truyền của người Khmer, sau lễ Cúng Trăng là tục đua ghe Ngo. Đây là nghi thức truyền thống tiễn đưa thần nước, sau mùa gieo trồng về với biển cả, cũng là nghi thức tôn giáo tưởng nhớ rằng thần rắn Nagar xưa biến thành khúc gỗ để đưa Phật qua sông.

Đua ghe Ngo cũng chính là hoạt động thu hút nhiều du khách nhất của lễ hội Ok Om Bok. Tỉnh có hoạt động này được tổ chức quy mô nhất ở Tây Nam Bộ là Sóc Trăng, kế đến là Trà Vinh. Được biết, vừa qua UBND tỉnh Trà Vinh vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, trong đó chú trọng phát triển du lịch văn hóa, gắn phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa dân tộc. Và kỳ vọng đến năm 2025 sẽ nâng tầm tổ chức Lễ hội Ok Om Bok quy mô cấp quốc gia.

Ghe Ngo dài khoảng 22-24m, ngang 1.2m, có từ 50 đến 60 tay bơi. Ngày nay, do không còn thân gỗ độc mộc lớn để làm nên ghe Ngo được đóng bằng nhiều tấm ván dài ghép lại với nhau. Mũi và lái của ghe đều cong, thân được trang trí hoa văn sặc sỡ, đầu ghe có hình con thú biểu trưng cho ghe của mình. Dưới lườn ghe người ta đặt một cây dài từ đầu đến cuối thân ghe gọi là cây cần câu (đonxanh tuôk) nhằm giữ thăng bằng và làm cho ghe vọt khi bơi.

Thông thường, các đội ghe tham dự sẽ được chia thành 2 nhóm: nhóm đã được xếp hạng từ mùa giải trước và các nhóm còn lại. Cùng với tiếng cồng chiêng, hát, hò, đua ghe ngo trở thành một sự kiện văn hóa, thể thao mang tính truyền thống của người dân Khmer.

Thả đèn nước

Bên cạnh hoạt động đua ghe Ngo thì thả đèn cũng rất thu hút khách du lịch tham gia. Những chiếc đèn được làm bằng thân và bẹ chuối, có cấu tạo như ngôi đền, trang trí hoa văn màu sắc sặc sỡ. Đầu đèn có treo cờ phướn, xung quanh cắm đèn cầy và nhang, bên trong có bày các thức cúng.

Theo truyền thuyết đèn nước tượng trưng cho dấu chân còn lưu lại của Đức Phật bên bờ hồ Namătea để độ chúng sinh hoặc còn để tưởng nhớ một cái răng của Phật được vua loài rắn Neaka Reach cất giữ. Vì thế ý nghĩa của việc thả đèn nước là để tụng kinh tưởng nhớ đức Phật, đồng thời xin lỗi thần Đất, thần Nước vì làm ô uế, dơ bẩn nguồn nước, đào xới đất nơi đây.

Ngoài ra trong lễ hội còn có nhiều hoạt động văn hóa khác như cờ ốc, bi sắt, múa Răm Vông. Đến các tỉnh miền Tây Nam Bộ mùa Ok Om Bok, chắc chắn du khách sẽ có ấn tượng khó phai về một mùa lễ hội lung linh và náo nhiệt.

Du lịch Tây Nam Bộ chung vui lễ hội Ok Om Bok còn là cơ hội để bạn được thưởng thức nhiều món ăn độc lạ. Đặc biệt, khi du lịch Trà Vinh đến với làng văn hóa Khmer độc đáo thuộc ấp Ba Se A, xã Lương Hòa, huyện Châu Thành cách Khu di tích hóa văn, lịch sử Ao Ba Om chừng 2km sẽ là địa điểm lý tưởng để trải nghiệm lễ hội này cũng như hòa mình vào không gian sinh hoạt đời thường của đồng bào Khmer một cách nguyên bản nhất. Từ nghi thức tín ngưỡng như Cúng Trăng, đắp núi cát, rước thần 4 mặt… đến các nghề truyền thống như đan đát, dệt chiếu, làm mão, mặt nạ hay những hoạt động vui chơi, giải trí...

Lễ hội Ok Om Bok tại tỉnh Trà Vinh

Từ một lễ hội dân gian của đồng bào dân tộc Khmer, ngày nay, Ok Om Bok đã trở thành một hoạt động văn hóa chung của cộng đồng các dân tộc trong các tỉnh. Lễ hội này đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia vào năm 2014.

Nếu bạn cũng muốn được trải nghiệm lễ hội độc đáo này, hay có dự định du lịch các tỉnh miền Tây mùa nước nổi thì hãy tham khảo ngay các tour du lịch miền Tây này nhé: 
Chi tiết tham khảo tại đây: https://vietravel.ink/MienTay

(Nguồn ảnh bài viết: Sưu tầm)

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận tư vấn, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY DU LỊCH VIETRAVEL
190 Pasteur, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. HCM
Tel: (028) 3822 8898 - Hotline: 1900 1839 
Website: www.travel.com.vn
loading
Các tin khác

Top 5 địa điểm du lịch hè này? Singapore vào top điểm đến không thể bỏ qua ở Đông Nam Á

Địa điểm du lịch hè. Địa điểm du lịch Singapore. Du lịch Thái Lan. Du lịch Philippines. Du lịch Indo ...

  01/06/2023 11:00

Gợi ý du lịch Phú Quốc khám phá Grand World, VinWonders và Safari trọn vẹn nhất

Du lịch Phú Quốc nên đi đâu? Phú Quốc được biết đến là thiên đường du lịch ở miền Nam, có nhiều bãi ...

  03/02/2023 11:55

Tháng Giêng đi du lịch ở đâu? Gợi ý 5+ địa điểm du lịch An Giang không thể bỏ lỡ

An Giang được thiên nhiên ưu ái ban tặng với quang cảnh núi non hùng vĩ, đồng mạ non bạt ngàn, những ...

  05/01/2023 17:00

Ngày xuân du lịch Brunei lấy vía sự giàu sang

Tuy có diện tích khiêm tốn nhưng Brunei là nơi đáng để đến bởi vô vàn cảnh đẹp, từ những hồ nước, nh ...

  28/12/2022 14:23

Ngỡ ngàng vẻ đẹp kỳ diệu của mùa xuân Kazakhstan

Kazakhstan vốn được mệnh danh là “trái tim Âu - Á” làm mê mẩn hàng triệu du khách trên khắp thế giới ...

  28/12/2022 10:35

Ngắm cảnh đẹp Hàn Quốc mùa xuân - Những địa điểm không nên bỏ qua

Hàn Quốc là một vùng đất lãng mạn, thú vị trong từng cung đường khám phá. Xuân, Hạ, Thu, Đông rồi lạ ...

  26/12/2022 16:50
pin