Mãn nhãn với các lễ hội mùa thu ở Thái Lan

Lễ hội Thái Lan mùa thu đông luôn được du khách mong chờ bởi sự náo nhiệt, đầy màu sắc và đậm nét văn hóa của xứ sở chùa Vàng. Hãy cùng điểm qua những lễ hội độc đáo này bạn nhé!

  03/08/2023
Đến Thái Lan mùa thu, du khách không chỉ được khám phá những điểm đến du lịch nổi tiếng trong tiết trời mát mẻ mà còn được hòa mình vào nhiều lễ hội độc lạ và đặc sắc diễn ra trên khắp Thái Lan.
 
 

1. Lễ hội ăn chay Thái Lan (Lễ hội Cửu Hoàng Đế)

Lễ hội ăn chay Thái Lan (Lễ hội Cửu Hoàng Đế) (Nguồn hình: Sưu tầm)

Thời gian diễn ra: những ngày đầu tháng 9 hoặc tháng 10 dương lịch (tuỳ năm) (diễn ra trong vòng 9 ngày)
Địa điểm tổ chức: Phuket (Chủ yếu khu phố cổ) hoặc cũng có thể thấy ở Yarowat (Bangkok)

Lễ hội ăn chay là một lễ quan trọng trong văn hóa Trung Quốc và ảnh hưởng rất nhiều đến văn hóa Thái Lan thu hút sự quan tâm trên toàn thế giới. Để làm sạch cơ thể, những người sùng đạo tuân theo chế độ ăn thuần chay nghiêm ngặt bằng cách bỏ thịt gia súc, thịt gia cầm, hải sản, trứng sữa, cũng như tỏi, hành tây và hẹ Trung Quốc. Nhiều nhà hàng phục vụ các thực phẩm chay giả mặn trong Lễ hội ăn chay ở Bangkok.

Mặc dù mang tên gọi thanh tịnh, nhưng những nghi thức diễn ra trong buổi lễ này lại khá “nặng đô” và không dành cho những ai yếu tim. Một trong những nghi thức gây ấn tượng nhất chính là việc “tự hành xác”. Các nghi lễ có thể hơi đáng sợ vì chúng liên quan đến việc tự cắt xẻo bản thân, đâm xuyên các vật nhọn qua cơ thể và những hành động táo bạo như đi trên than nóng... Trong suốt lễ rước, những người tham gia diễu hành qua những tràng pháo nổ rợp đường, tự hào khoe những chiếc khuyên trên cơ thể và khuôn mặt bị cắt xén.

Có thể việc tự hành xác không phải là hoạt động động phổ biến nhất liên quan đến việc ăn chay. Nhưng đối với những người tham gia lễ hội này thì đó là đỉnh cao của lòng sùng kính tôn giáo.

Trong 9 ngày, những người tham gia phải tuân thủ các hoạt động làm sạch theo nghi lễ, không sử dụng rượu, sữa, thịt, tránh xa sắc dục, để đạt được sức khỏe tốt, tâm hồn bình an, và đạt được nhiều công đức.


Lễ hội ăn chay có nguồn gốc ở Amphoe Kathu vào khoảng 180 năm trước, khi một đoàn kinh kịch Trung Quốc đến khu vực này và bị ốm vì sốt. Sau đó, họ đã quyết định ăn chay trường, nhờ vậy mà khỏi bệnh. Từ đó, họ vẫn tiếp tục ăn chay để như một cách tôn thờ thần linh, và tạ ơn vì bệnh tật đã biến mất.

Người dân địa phương từ đó phát triển niềm tin mạnh mẽ vào việc ăn chay và Lễ hội ăn chay hàng năm đã bắt đầu và vẫn tiếp tục cho đến ngày nay. Họ tin rằng việc chay tịnh trong 10 ngày suốt thời gian diễn ra sự kiện này sẽ giúp thanh lọc tâm trí, linh hồn và mang lại may mắn.

2. Lễ hội đèn trời Chiang Mai - Yi Peng

Lễ hội đèn trời Chiang Mai - Yi Peng (Nguồn hình: Sưu tầm)

Thời gian diễn ra: 15/12 âm lịch Thái Lan (5/11- 11/11 tùy năm theo lịch dương)
Địa điểm tổ chức: Chiang Mai
Hình thức: Thả đèn trời

Đây là một trong những lễ hội Thái Lan nổi tiếng nhất được rất nhiều du khách quốc tế quan tâm. "Thánh địa" của lễ hội Yi Peng là cố đô Chiang Mai, nơi được tổ chức long trọng, hoành tráng nhất nước. Do đó, vào dịp này, phần lớn khách quốc tế sẽ đổ về Chiang Mai để thả đèn trời.

Lễ hội thả đèn Chiang Mai diễn ra vào tháng 11 hàng năm bên bờ sông Peng, vào buổi tối ngày lễ, hàng ngàn chiếc đèn sẽ được được thả lên trời và bay đi trong làn gió, tạo thành một khung cảnh vô cùng mãn nhãn.
Trong suốt lễ hội, sẽ có một số hoạt động khác như diễu hành, một số nghi lễ tôn giáo, bắn pháo hoa, thả hoa đăng trên sông nhưng phần lớn mọi người yêu thích và quan tâm nhất vẫn là nghi thức thả đèn trời bởi vì khung cảnh tuyệt đẹp chỉ có trong phim xuất hiện trước mặt khiến ai cũng cảm thấy có phần khó tin nhưng hào hứng không thể che giấu.
Người dân và du khách tham dự lễ hội trong ba ngày, ban ngày du khách có thể đi xe đạp dạo quanh phố và chiêm ngưỡng cảnh đẹp thiên nhiên nơi đây. Ban đêm là thời điểm tuyệt diệu nhất, mọi người được trải nghiệm khung cảnh đẹp tuyệt trần: Thời khắc cả bầu trời lúc lấp lánh cùng những vì sao nhân tạo, giống như một đàn sứa khổng lồ phát sáng, trôi nổi trên bầu trời cùng với vẻ đẹp siêu thực của những chiếc đèn hoa đăng trôi nổi trên những dòng sông. Không có từ ngữ hay máy ảnh nào có thể ghi lại được vẻ đẹp huyền ảo của nó.

3. Lễ hội Loy Krathong

Lễ hội Loy Krathong (Nguồn hình: Sưu tầm)

Thời gian diễn ra: 5/12 âm lịch Thái Lan (5/11- 11/11 tùy năm theo lịch dương)
Địa điểm tổ chức: Trên khắp đất nước Thái Lan
Hình thức tổ chức: Thả hoa đăng dưới nước
Lễ hội Loy Krathong là một trong những lễ hội lớn nhất và lâu đời nhất Thái Lan. Trong tiếng Thái, “Loy” là “thả”, “Krathong” là “hoa đăng”. Lễ hội này là dịp để người Thái bày tỏ sự tôn kính, biết ơn tới thần nước Phra Mae Khongkha vì đã cung cấp nguồn nước dồi dào cho nhân dân, họ tin rằng Người luôn ở bên, che chở và ban phước cho cuộc sống của họ. Và những điều không may, những khó khăn sẽ từ đó theo những chiếc trôi xa mất. Ngày nay, ý nghĩa của lễ hội còn là dip cầu chúc, ước nguyện có cuộc sống bình an, đôi lứa sẽ hạnh phúc bền lâu. Do đó Loy Krathong cũng là dịp rất ý nghĩa với những đôi lứa đang yêu.

Đối với Phật tử, khi tham gia vào lễ hội thả hoa đăng cũng là lúc họ được xóa bỏ đi những điều xấu xa trong cuộc sống thường ngày như: nổi giận, suy nghĩ và có những hành động xấu. Sau khi thắp đèn xong, mọi người đều nhắm mắt lại, miệng nhẩm cầu cho gia đình, người thân được bình an và hạnh phúc. Nhiều đôi nam nữ thanh niên cùng nhau đi thả đèn để cầu cho tình yêu bền chặt. Chuẩn bị hoa đăng: Những chiếc đèn hoa đăng có hình hoa sen nở, đường kính khoảng 20cm, đế đèn được làm bằng lá và thân cây chuối với nhiều kiểu dáng và hình thù khác nhau và trang trí với các loại hoa, nhang nến nhiều màu khiến cho đèn Krathong rất rực rỡ. Lúc thả Krathong xuống nước, người ta cắt một ít móng tay, tóc và một đồng xu bỏ vào Krathong và tin rằng mọi muộn phiền và những điều không may của năm cũ sẽ được gột rửa.

Lễ hội Loy Krathong được tổ chức rộng khắp đất nước Thái Lan, nhưng lớn nhất ở bốn tỉnh Sukhothai, Chiang Mai, Ayutthaya và Bangkok. Ở những nơi này, ngoài hoạt động thả đèn Krathong, còn tổ chức bắn pháo hoa, diễu hành; đua thuyền hay đua thả đèn hoa đăng, thi kết hoa đăng; cuộc thi sắc đẹp Miss Nopphamat; thưởng thức ẩm thực Thái Lan truyền thống và các tiết mục biểu diễn văn nghệ.

4. Lễ hội voi Surin

Lễ hội voi Surin (Nguồn hình: Sưu tầm)

Thời gian diễn ra: cuối tuần thứ 3 tháng 11
Địa điểm tổ chức: Surin – Isaan ở Đông Bắc Thái Lan
Loài voi gắn liền với văn hóa người Á Đông, đặc biệt là đối với người Thái Lan. Hình ảnh chú voi xuất hiện hầu như khắp mọi nơi trên xứ chùa Vàng, từ đường phố đến các trung tâm thương mại, từ các cung điện đến các tòa nhà chính phủ, từ phim ảnh đến bên trong các chùa chiền. Chính vì vậy hàng năm người Thái tổ chức lễ hội voi Surin nhằm tôn vinh loài vật này, và trong đó tôn vinh cả những quản tượng - bạn đồng hành của chúng.
Hơn 300 chú voi sẽ được trang trí, vẽ lên mình những màu sắc thật sặc sỡ rồi diễu hành trước tất cả mọi người. Ngoài ra, vào dịp này bạn sẽ được xem những chú voi thân thiện này chơi bóng, kéo co, vẽ tranh, làm xiếc… hoặc có thể cưỡi chúng đi diễu hành thăm thú một số nơi tại Thái Lan.
Sau màn diễu hành ấn tượng, những chú voi sẽ tham gia vào bữa tiệc buffet rau quả. Có lẽ, đây là phần mà các chú voi tham gia lễ hội Surin mong chờ nhất. Những loại hoa quả khoái khẩu của chúng như: chuối, mía, dứa, ngô,.. được bày biện một cách ngon lành trên gần 100 chiếc bàn. Thông qua lễ hội ta không chỉ thấy được cuộc sống hằng ngày của loài động vật trên cạn to lớn nhất hành tinh, mà còn nhận thức thông điệp cuộc sống thân thiện giữa con người và động vật hoang dã.

5. Lễ hội Buffet cho Khỉ

Lễ hội Buffet cho Khỉ (Nguồn hình: Sưu tầm)

Thời gian diễn ra: vào ngày chủ nhật cuối cùng của tháng 11
Địa điểm tổ chức: tỉnh Lopburi
Lễ hội buffet chi Khỉ, mang ý nghĩa tưởng nhớ thần Narai và thể hiện lòng yêu quí của người dân đối với khỉ. Vì theo quan niệm của người Thái, khỉ được xem là những người lính bảo vệ cho thần Narai đạo Hindu, không ai được phép làm hại chúng. Tại đây, hàng trăm chú khỉ được thoải mái lựa chọn hoa quả và đồ uống yêu thích, những bàn buffet thịnh soạn sẽ được chuẩn bị để đón những chú khỉ từ khắp nơi về dự tiệc.

Đến với lễ hội, du khách được trực tiếp cho đàn khỉ ăn, trêu đùa và chụp hình với chúng, những trò nhào lộn bắt mắt mà chúng biểu diễn chắc chắn sẽ để lại trong lòng du khách những ấn tượng khó quên.

6. Lễ hội nến

Lễ hội nến (Nguồn hình: Sưu tầm)

Thời gian diễn ra: Tháng 7 - tháng 10
Địa điểm tổ chức: Ubon Ratchathani (vùng đông bắc Thái Lan)
Tháng 7, người dân Thái Lan lại háo hức đón chờ Lễ hội Nến sáp truyền thống, nơi những cây nến được điều khắc một cách cầu kỳ và đẹp mắt. Đây là sự kiện được tổ chức công phu và hoành tráng hàng năm vào tháng 7, nổi bật là các hoạt động sôi nổi và buổi diễu hành độc đáo của người dân địa phương.

Trải qua hơn 100 năm, lễ hội này trở thành một điều đáng tự hào của người dân xứ sở chùa vàng. Theo giới chức địa phương, lễ hội nến sáp đánh dấu mùa chay phật giáo kéo dài 3 tháng, một trong những đặc trưng văn hóa di sản của vùng Đông bắc Thái Lan.

Lễ hội là tổng hòa của nhiều yếu tố từ màu sắc âm nhạc, những điệu múa truyền thống và tất nhiên là cả những tác phẩm điêu khắc tinh xảo được làm từ nến. Đoàn diễu hành sẽ đi qua những con phố đông đúc người xem để tất cả mọi người đều có thể chiêm ngưỡng tác phẩm nến tuyệt đẹp của lễ hội. Trong cuộc diễu hành này, du khách không chỉ có cơ hội chiêm ngưỡng những tác phẩm bằng sáp độc đáo công phu mà còn được hòa mình vào những hoạt động đa dạng như các buổi biểu diễn văn hóa, hay đúc nến, làm nến
Là sự kiện thường niên lớn nhất của tỉnh Ubon Ratchathani, điểm nổi bật nhất trong lễ hội nến ở Ubon chính là cuộc diễu hành dọc theo đường Upparat. Những ngọn nến khổng lồ được diễu hành khắp thành phố, trong đó mỗi ngọn nến tượng trưng cho một ngôi đền địa phương. Hoà mình không khí vui tưoi và nhộn nịp trong cuộc diễu hành này, du khách không chỉ có cơ hội được chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật bằng sáp độc đáo, công phu mà còn được khám phá những nét đặc sắc trong trang phục truyền thống, vừa hát vừa thực hiện những điệu nhảy đậm chất địa phương.

Ngày nay, lễ hội nến ở Thái Lan đã trở thành một sự kiện văn hóa quốc tế sống động và đầy màu sắc, thu hút đông đảo người dân địa phương và bạn bè quốc tế tham gia, trải nghiệm ít nhất một lần trong đời.

Trên đây là những lễ hội Thái Lan mùa thu đông đặc sắc nhất. Qua việc tham gia những lễ hội này, du khách sẽ có cơ hội trải nghiệm những hoạt động vui chơi, giải trí sôi nổi cũng như tìm hiểu những nét độc đáo trong văn hóa Thái Lan.

Nguồn hình: Sưu tầm và tổng hợp
@camnangdulich #camnangdulich
Theo Hoàng Thị Thanh (Wiki Travel)
Các tin khác

Về Côn Đảo trải nghiệm hoạt động thả rùa về biển thú vị

Mỗi khi nhắc đến Côn Đảo, bạn sẽ nhớ đến điều gì? Là biển xanh, cát trắng, nắng vàng, các di tích lị ...

  03/04/2024

Khám phá ẩm thực miền Trung: Thưởng thức món ăn bình dị ở Huế - Đà Nẵng - Hội An

Miền Trung Việt Nam không chỉ nổi tiếng với cảnh đẹp non nước hữu tình mà còn thu hút du khách bởi n ...

  02/04/2024

Khám phá đền Na Tra, điểm đến tâm linh lạ mà quen ở Thái Lan

Du lịch Thái Lan đã nhiều lần bạn được nghe đến đền thờ Phật Bốn Mặt (Erawan Shrine), chùa Phật Ngọc ...

  02/04/2024

Gợi ý 10 địa điểm du lịch Hè trong nước được dự đoán sẽ HOT trong năm 2024

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để hội bạn thân, gia đình hay du lịch tự túc để khám phá những điểm đến ...

  01/04/2024

Một bước chạm đến thiên đường du lịch biển Maldives

Maldives, quốc đảo xinh đẹp nằm ở Ấn Độ Dương, được mệnh danh là thiên đường du lịch biển. Đặt chân ...

  29/03/2024

Busan - Điểm đến lý tưởng để ngắm hoa cải dầu và thưởng thức hải sản

Busan, thành phố cảng sôi động thứ hai Hàn Quốc, chào đón mùa xuân với sắc vàng rực rỡ của những cán ...

  25/03/2024
pin