Lễ hội Obon, ngày vu lan của Nhật Bản

Tháng 8 (khoảng 13/08 –15/08 hằng năm) cũng là thời điểm mà lễ hội Obon được tổ chức. Nếu bạn may mắn đến du lịch Nhật Bản vào đúng lúc này thì sẽ được hòa mình vào không khí của lễ hội và tận hưởng nhiều trải nghiệm khó quên tại đây.

  10/06/2019

Lễ hội Obon bắt nguồn từ một phong tục của người theo Phật giáo – là dịp để cầu nguyện cho linh hồn của tổ tiên. Trong những ngày này, người Nhật Bản dù đang ở xa nhà cũng tề tựu đông đủ về thăm hỏi ông bà, cha mẹ và viếng mộ người thân. Lễ hội Obon đã có lịch sử hơn 500 năm và gắn liền với 1 điệu múa truyền thống nổi tiếng gọi là Bon-Odori. Ngày lễ này cũng tương tự như lễ Vu Lan (hay còn gọi là Lễ Xá tội Vong nhân) của Việt Nam.

Lịch trình trong lễ Obon

Dưới ánh mặt trời rực rỡ chiếu sáng, tiếng ve sầu vang dội dưới bầu trời xanh ngắt, nhiều người đã đi viếng mộ. Để tổ tiên quay lại trần gian an toàn và an tâm quay trở về thế giới bên kia, vào thời gian tổ chức lễ hội Obon người Nhật sẽ phải chuẩn bị rất nhiều thứ.

+ Ngày 12/8 "Chuẩn bị đón tổ tiên":

Trước ngày bắt đầu lễ Obon, người ta thường trang trí dưa chuột và cà tím cắm bằng que tăm hoặc đũa được gọi là "Ngựa linh thiêng". Dưa chuột là ngựa, cà tím là bò, nó mang ý nghĩa là "những người đã khuất sẽ lên ngựa để nhanh chóng trở lại trần gian, sau đó sẽ cưỡi bò để thong thả từ từ quay trở về thế giới bên kia".

+ Ngày 13/8 "Mukaebi (lửa đón)":

Ảnh: yamashirodayori

Vào ngày 13 bắt đầu lễ Obon, mọi người sẽ sử dụng thân cành cây gai "Ogara" được bẻ nhỏ ra để đốt lửa. Người ta cho rằng, linh hồn người đã khuất sẽ cưỡi đám khói từ ngọn lửa này để quay trở về trần gian. Nhờ đám khói mà linh hồn sẽ không bị lạc đường và có thể quay về nhà mình an toàn. Cũng bởi lẽ đó mà đám khói này còn có vai trò như là vật chỉ đường "Michishirube".

+ Ngày 14, 15/8 "Viếng mộ":

Vào thời gian này rất nhiều người trong gia đình thường đi viếng mộ. Họ sẽ dọn dẹp sạch sẽ các mộ phần, dâng hoa, thắp hương, dâng nước để thờ cúng tổ tiên. Sau đó những người thân thuộc, họ hàng trong gia đình lại tập trung lại và cùng nhau ăn uống. Đây là khoảng thời gian quan trọng để tưởng mọi người cùng nhau tưởng nhớ đến những người đã khuất.

+ Ngày 16/8 "Okuribi (lửa đưa)":

Ngày cuối cùng của lễ Obon là ngày lại tạm biệt tổ tiên. Cũng tương tự với phong tục đốt lửa đón tổ tiên vào ngày đầu tiên, ngày cuối cùng mọi người cũng lại đốt lửa để tổ tiên có thể quay về thế giới bên kia nhờ đám khói.

Nhiều hoạt động diễn ra trong lễ hội Obon

Ảnh: zekkei-japan.jp

Ở Kyoto, vào dịp này hàng năm còn tổ chức lễ hội "Gozan Okuribi" rất nổi tiếng với hình ảnh chữ Đại và chiếc cổng Torii bằng lửa đốt trên núi. Hình ảnh ngọn lửa trên bầu trời đêm mùa hè là đặc trưng mùa hè ở Kyoto. Lễ dâng lửa Obon được tổ chức vào 20 giờ ngày 16 tháng 8, lúc này hàng ngàn người sẽ đổ về Kyoto để xem những ngọn lửa được thắp sáng. Và sau khi đám lửa đã cháy hết, các điệu múa của Lễ hội Bon sẽ được tổ chức tại chùa Yusen-ji dưới chân các ngọn núi. Các điệu múa này là Daimoku và Sashi, thường được bắt đầu từ 21h và kết thúc sau khoảng 1 giờ đồng hồ.

Một số khu vực khác thì có lễ hội truyền thống "thả đèn lồng". Đây là 1 trong những loại Okuribi, họ thường thả hoa, đồ thờ cúng trôi theo dòng sông, biển... để tiễn đưa linh hồn của người đã khuất. Thời khắc lại một lần nữa tạm biệt tổ tiên tuy mang ý nghĩa rất buồn, nhưng các bạn có thể thấy quang cảnh thả đèn lồng và đốt lửa rất đẹp và huyền ảo.

Truyền thuyết về điệu múa Bon - Odori

Vũ điệu Bon-Odori là một trong những hoạt động không thể thiếu trong lễ hội Obon. Đây được cho là điệu múa để dâng lên tổ tiên và chào đón linh hồn tổ tiên quay trở lại thế giới này. Tương truyền vũ điệu này bắt nguồn từ câu chuyện của Phật tử Mokuren.

Ông đã đã dùng phép thần thông để tìm mẹ khắp trên trời dưới đất vì quá nhớ thương người mẹ quá cố. Và cuối cùng ông đã nhìn thấy cảnh bà đang phải chịu đói khổ dưới địa ngục do những nghiệp ác, điều ích kỉ mà bà đã làm. Thương mẹ, ông đến bên Phật Tổ cầu xin, và được Phật hướng dẫn dâng cúng lễ vật lên chư tăng, những vị tăng nhân vừa hoàn tất ba tháng an cư kiếp hạ giới vào ngày 15 tháng 7. Mokuren đã làm theo và nhờ đó mẹ ông đã được giải thoát. Do quá cảm kích, ông đã nhảy múa một cách vui mừng và Bon-Odori cũng bắt nguồn từ đó.

Người ta thường mặc trang phục truyền thống Yukata trong lễ hội Obon. Lúc này các cuộc đi chơi ngoài trời hay các trò chơi dân gian đều diễn ra rất sôi nổi. Dưa hấu là một trong những loại quả được sử dụng nhiều nhất trong lễ hội. Và Obon vẫn thường kết thúc với những đợt biểu diễn pháo bông vô cùng đẹp mắt.
Theo Anh Tran (Wiki Travel)
Các tin khác

Về Côn Đảo trải nghiệm hoạt động thả rùa về biển thú vị

Mỗi khi nhắc đến Côn Đảo, bạn sẽ nhớ đến điều gì? Là biển xanh, cát trắng, nắng vàng, các di tích lị ...

  03/04/2024

Khám phá ẩm thực miền Trung: Thưởng thức món ăn bình dị ở Huế - Đà Nẵng - Hội An

Miền Trung Việt Nam không chỉ nổi tiếng với cảnh đẹp non nước hữu tình mà còn thu hút du khách bởi n ...

  02/04/2024

Khám phá đền Na Tra, điểm đến tâm linh lạ mà quen ở Thái Lan

Du lịch Thái Lan đã nhiều lần bạn được nghe đến đền thờ Phật Bốn Mặt (Erawan Shrine), chùa Phật Ngọc ...

  02/04/2024

Gợi ý 10 địa điểm du lịch Hè trong nước được dự đoán sẽ HOT trong năm 2024

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để hội bạn thân, gia đình hay du lịch tự túc để khám phá những điểm đến ...

  01/04/2024

Một bước chạm đến thiên đường du lịch biển Maldives

Maldives, quốc đảo xinh đẹp nằm ở Ấn Độ Dương, được mệnh danh là thiên đường du lịch biển. Đặt chân ...

  29/03/2024

Busan - Điểm đến lý tưởng để ngắm hoa cải dầu và thưởng thức hải sản

Busan, thành phố cảng sôi động thứ hai Hàn Quốc, chào đón mùa xuân với sắc vàng rực rỡ của những cán ...

  25/03/2024
pin