Khám phá phong tục đón lễ Vu Lan của các nước Châu Á

Cùng tổ chức ngày 15/7 Âm lịch hàng năm nhưng lễ Vu Lan tại mỗi quốc gia Châu Á lại mang những nét đặc trưng riêng, tùy thuộc vào truyền thống văn hóa, phong tục tập quán.

  12/08/2019
Ngày lễ Vu Lan hay còn gọi là lễ báo hiếu là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo, tại mỗi quốc gia khác nhau lại đón ngày này với những nét đặc trưng độc đáo.

Việt Nam

Ở Việt Nam, cùng với sự hồi sinh và phát triển của Phật giáo, lễ Vu Lan ngày càng được tổ chức quy mô, trọng thể. Tương tự nhiều quốc gia khác, các Phật tử thường đến chùa tụng kinh, cầu nguyện... Ngày lễ Vu Lan ở Việt Nam còn có nghi thức "hoa hồng cài áo" độc đáo.

Bông hoa hồng là biểu tượng của tình yêu, sự cao quý. Việc cài lên ngực bông hoa cao quý thể hiện sự hiếu thảo mà con cái gửi đến cha mẹ. Những người còn cha mẹ đến ngày Vu Lan sẽ cài bông hoa màu đỏ lên áo. Những người đã mất cha mẹ sẽ cài hoa màu trắng.

Trung Quốc

Trung Quốc, lễ Vu Lan thường được tổ chức từ ngày 15-30/7 Âm lịch. Đây là khoảng thời gian để mọi người viếng thăm và sửa sang phần mộ của người thân.

Bên cạnh việc cúng bái, dâng lễ, họ còn có tập tục đốt vàng mã, giấy tiền… Trong dịp này, tín đồ Phật giáo ở đây còn làm các việc phúc thiện để hồi hướng công đức cho cha mẹ và người thân của mình.

Nhật Bản

Người dân Nhật Bản gọi lễ Vu Lan là Obon. Đây là ngày lễ truyền thống được giữ gìn và lưu truyền hơn 500 năm. Vào dịp này, ai cũng đều trở về, đoàn tụ với người thân để bày tỏ lòng thành kính tri ân đến tổ tiên.

Người dân sẽ thắp sáng nhiều đèn lồng, treo phía trước cửa, dọc các con đường dẫn về nhà và thả xuống sông, hồ vào ngày lễ cuối cùng. Mọi người còn mặc trang phục yukata, ca múa theo những vũ điệu dân gian trong đêm hội.

Malaysia

Ở Malaysia, Vu Lan được gọi là ngày tổ tiên hay lễ hội tháng 7. Bên cạnh những việc làm thể hiện tinh thần hiếu đạo của người châu Á, họ còn tổ chức nhiều sinh hoạt tôn giáo, văn hóa mang đậm đà bản sắc riêng.

Theo phong tục, người dân sẽ dừng mọi công việc, tập trung ở các ngôi chùa để cầu nguyện và cử hành nghi thức siêu độ vong linh. Bên cạnh đó, Phật tử Malaysia còn tổ chức hội diễn văn nghệ quần chúng tại các khu dân cư.
Theo Nhu Nguyen (Wiki Travel)
Các tin khác

Về Côn Đảo trải nghiệm hoạt động thả rùa về biển thú vị

Mỗi khi nhắc đến Côn Đảo, bạn sẽ nhớ đến điều gì? Là biển xanh, cát trắng, nắng vàng, các di tích lị ...

  03/04/2024

Khám phá ẩm thực miền Trung: Thưởng thức món ăn bình dị ở Huế - Đà Nẵng - Hội An

Miền Trung Việt Nam không chỉ nổi tiếng với cảnh đẹp non nước hữu tình mà còn thu hút du khách bởi n ...

  02/04/2024

Khám phá đền Na Tra, điểm đến tâm linh lạ mà quen ở Thái Lan

Du lịch Thái Lan đã nhiều lần bạn được nghe đến đền thờ Phật Bốn Mặt (Erawan Shrine), chùa Phật Ngọc ...

  02/04/2024

Gợi ý 10 địa điểm du lịch Hè trong nước được dự đoán sẽ HOT trong năm 2024

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để hội bạn thân, gia đình hay du lịch tự túc để khám phá những điểm đến ...

  01/04/2024

Một bước chạm đến thiên đường du lịch biển Maldives

Maldives, quốc đảo xinh đẹp nằm ở Ấn Độ Dương, được mệnh danh là thiên đường du lịch biển. Đặt chân ...

  29/03/2024

Busan - Điểm đến lý tưởng để ngắm hoa cải dầu và thưởng thức hải sản

Busan, thành phố cảng sôi động thứ hai Hàn Quốc, chào đón mùa xuân với sắc vàng rực rỡ của những cán ...

  25/03/2024
pin