Bắt trend du lịch đến các thắng cảnh có nguy cơ biến mất

Di tích Hatra, thành cổ Jerusalem, Great Barrier, đền Taj Mahal... đều là những kỳ quan tự nhiên nổi tiếng hay nơi ghi dấu thành tựu to lớn của loài người thu hút hút khách du lịch, nhưng hiện nay, chúng lại có nguy cơ bị "xóa sổ" hoặc "buộc phải đóng cửa". Trước lúc đó, hãy nhanh chóng làm chuyến du lịch đến đây nhé.

  17/09/2021
Hiện nay, những chuyến du lịch đến các thắng cảnh có nguy cơ biến mất được nhiều người lựa chọn. Loại hình du lịch mới này được gọi là Last Chance Tourism. Cùng điểm qua một số địa điểm du lịch nổi tiếng trên thế giới đang có nguy cơ biến mất nhé.

Di tích Hatra

Được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, bao bọc bởi những bức tường cao, có đường kính lên đến 2 km cùng 160 ngọn tháp vây quanh, kết hợp phong cách kiến trúc giữa Hy Lạp, Ả Rập, Canaan, Lưỡng Hà... thành phố Hatra từng là thủ đô của vương quốc Ả Rập đầu tiên ở Iraq. Đây là nơi có rất nhiều ngôi đền và tác phẩm điêu khắc dành riêng cho các vị thần bao gồm Apollo và Poseidon.

Địa điểm du lịch thành cổ Hatra là một nơi có ý nghĩa lịch sử to lớn trong quá trình hình thành các quốc gia ở khu vực này. Tuy nhiên, những cuộc khủng bố và chiến tranh liên tiếp xảy ra đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cấu trúc, các bức tượng, những di tích còn sót lại của di sản thế giới này, do đó UNESCO đã xếp Hatra vào tình trạng nguy cấp và có nguy cơ biến mất.

Rạn san hô Great Barrier

Great Barrier được đánh giá là nơi có hệ sinh thái biển cực kỳ đa dạng và phong phú, nơi đây xuất hiện nhiều loài sinh vật trong sách đỏ đang gặp nguy hiểm. Với sự khổng lồ của mình, Great Barrier trở thành đơn thể san hô lớn nhất thế giới. Vào năm 1981, nơi đây được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới và được CNN coi là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên của thế giới và cũng trở thành biểu tượng chính của bang Queensland, Australia.

Đến nay, Great Barrier vẫn là hệ sinh thái rạn san hô lớn nhất trên thế giới, nhưng các nhà khoa học đã cảnh báo rằng thiệt hại cho rạn san hô sẽ không thể phục hồi trong 10 năm tới bởi chúng đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi hiện tượng tẩy trắng san hô - một tác động đến từ biến đổi khí hậu, đánh bắt cá, giao thông trên biển, môi trường ở đây đang dần dần xấu đi.

Thành cổ Jerusalem

Thành cổ Jerusalem là một trong những địa điểm có ý nghĩa tâm linh nhất trên toàn thế giới. Các bức tường còn sót lại của các ngôi đền là điểm hành hương chính của những người Do Thái. Trong đó, bức tường phía Tây có tên gọi là Bức tường Than khóc là phần còn lại duy nhất của ngôi đền thứ 2 của Thành cổ, có niên đại từ khoảng năm 20 trước Công nguyên. Thành cổ Jerusalem đã được UNESCO liệt kê vào danh sách các địa điểm văn hóa có nguy cơ biến mất từ những năm 1980 do sự lo ngại về tốc độ đô thị hóa ở khu vực này.

Công viên Quốc gia Yellowstone

Vườn quốc gia Yellowstone là một trong những thắng cảnh có nguy cơ biến mất tại Mỹ. Yellowstone nổi tiếng với các miệng núi lửa nổi tiếng cùng mạch nước phun Old Faithful. Do biến đổi khí hậu, Công viên quốc gia Yellowstone đang trải qua những mùa đông ngắn ngủi với mật độ tuyết rơi ít hơn và những đợt cháy rừng kéo dài. Người ta lo ngại miệng núi lửa nơi đây sẽ thức giấc và xóa sổ công viên xinh đẹp này.

Đền Taj Mahal, Ấn Độ

Đền Taj Mahal được coi là hình mẫu tuyệt vời nhất của kiến trúc Môgôn, một phong cách tổng hợp các yếu tố của nhiều phong cách đến từ Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ và Hồi giáo. Đền Taj Mahal lọt vào danh sách các địa điểm Di sản Thế giới của Unesco từ năm 1983 cho đến nay, và thường được miêu tả là "kiệt tác được cả thế giới chiêm ngưỡng trong số các di sản thế giới".

Những năm gần đây, do tác động ô nhiễm từ quá trình công nghiệp hóa diễn ra ở khu vực xung quanh, quá tải khách du lịch đã làm thay đổi bề mặt nguyên sơ của đền. Hơn nữa, ruồi sinh sản ở sông Yamuna bị ô nhiễm nặng đang phá hoại đến môi trường của Taj Mahal. Tòa án tối cao Ấn Độ đã tuyên bố có thể đóng cửa điểm tham quan đền Taj Mahal nếu không thực hiện tốt công tác bảo tồn.

Di tích Nan Madol

Nan Madol là thành phố đổ nát nằm ngoài bờ biển phía Đông của đảo Pohnpei, thuộc Liên bang Micronesia, phía tây Thái Bình Dương. Được coi là viên ngọc kiến trúc của thế giới cổ đại, Nan Madol có từ những năm 1200 trải dài trên những hòn đảo ở phía Đông Bắc của Papua New Guinea. Trong suốt những năm 1200 đến những năm 1500, những người bản địa trên đảo đã xây dựng một “thành phố trên mặt nước” từ các tảng đá san hô và đá bazan. Năm 2016, UNESCO đã xếp Nan Madol vào danh sách các điểm có nguy cơ biến mất bởi bão tố, tác hại của mực nước biển dâng và các loài thực vật xâm lấn làm biến mất các cấu trúc của di tích.
Theo Trần Thị Cẩm Nhi (Wiki Travel)
Các tin khác

Về Côn Đảo trải nghiệm hoạt động thả rùa về biển thú vị

Mỗi khi nhắc đến Côn Đảo, bạn sẽ nhớ đến điều gì? Là biển xanh, cát trắng, nắng vàng, các di tích lị ...

  03/04/2024

Khám phá ẩm thực miền Trung: Thưởng thức món ăn bình dị ở Huế - Đà Nẵng - Hội An

Miền Trung Việt Nam không chỉ nổi tiếng với cảnh đẹp non nước hữu tình mà còn thu hút du khách bởi n ...

  02/04/2024

Khám phá đền Na Tra, điểm đến tâm linh lạ mà quen ở Thái Lan

Du lịch Thái Lan đã nhiều lần bạn được nghe đến đền thờ Phật Bốn Mặt (Erawan Shrine), chùa Phật Ngọc ...

  02/04/2024

Gợi ý 10 địa điểm du lịch Hè trong nước được dự đoán sẽ HOT trong năm 2024

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để hội bạn thân, gia đình hay du lịch tự túc để khám phá những điểm đến ...

  01/04/2024

Một bước chạm đến thiên đường du lịch biển Maldives

Maldives, quốc đảo xinh đẹp nằm ở Ấn Độ Dương, được mệnh danh là thiên đường du lịch biển. Đặt chân ...

  29/03/2024

Busan - Điểm đến lý tưởng để ngắm hoa cải dầu và thưởng thức hải sản

Busan, thành phố cảng sôi động thứ hai Hàn Quốc, chào đón mùa xuân với sắc vàng rực rỡ của những cán ...

  25/03/2024
pin